Tìm hiểu về chứng táo bón cơ năng ở trẻ

Chứng táo bón cơ năng ở trẻ là gì? Làm thế nào để cải thiện tình trạng táo bón của trẻ nhanh chóng? Mẹ hãy đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thêm về táo bón cơ năng ở trẻ và có các biện pháp xử lý kịp thời cho bé.

Chứng táo bón cơ năng là gì?

Chứng táo bón cơ năng hay còn gọi là táo bón chức năng, chỉ tình trạng trẻ không đi ngoài liên tục trong nhiều ngày, phân của bé khô, cứng khiến trẻ gặp nhiều khó khăn khi đi nặng. Đây là loại táo bón không do bất cứ tổn thương thực thể hay tác động sinh lý nào gây nên. Thay vào đó, trẻ bị táo bón cơ năng thường do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, chế độ dinh dưỡng của bé chưa hợp lý hay do con bị ảnh hưởng tâm lý.

Tìm hiểu về chứng táo bón cơ năng ở trẻ

Hiện tượng trẻ bị táo bón cơ năng thường gặp ở bé từ 2-6 tuổi

Táo bón cơ năng có thể gặp ở nhiều đối tượng, phổ biến ở độ tuổi từ 2-6 tuổi. Tuy loại táo bón này không gây nguy hiểm nhưng nếu không phát hiện và điều trị sớm, trẻ có thể bị đối mặt với các biến chứng nhu suy dinh dưỡng, nứt kẽ hậu môn, trĩ…

Nhìn chung, táo bón cơ năng ở trẻ được chia thành các loại gồm có:

  • Táo bón do rối loạn bài tiết phân: Là tình trạng ảnh hưởng tới chức năng hoạt động và hấp thu thức ăn của hệ tiêu hóa, trẻ bị táo bón khó đi ngoài hay muốn đi nhưng không thể đi được.
  • Táo bón nhu động ruột chậm: Làm cho các cơ trơn ít vận động, khiến cho thức ăn bị ứ đọng trong đường ruột của bé.
  • Táo bón có nhu động ruột bình thường: Các cơ ruột co giãn không nhanh, không chậm nhưng lại khiến trẻ khó đi ngoài.

Làm thế nào để phân biệt táo bón cơ năng và táo bón thực thể?

Tới 95% hiện tượng trẻ nhỏ bị táo bón là táo bón cơ năng. Tình trạng táo bón của bé không gắn liền với các triệu chứng hệ tiêu hóa, không liên quan tới tổn thương thực thể ở ruột hay các cơ quan khác. Bởi vậy thông thường trẻ bị táo bón cơ năng sẽ xảy ra trong thời gian ngắn rồi tự hết.

Trong khi đó, táo bón thực thể có liên quan tới các bệnh lý bẩm sinh ở đường ruột hay hệ thần kinh của trẻ, ví dụ như suy giáp, bại não, bán tắc ruột, phình đại tràng bẩm sinh… Nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến bé gặp nhiều triệu chứng mệt mỏi, biến chứng với sức khỏe.

Tìm hiểu về chứng táo bón cơ năng ở trẻ

Táo bón cơ năng gặp ở 95% trường hợp, khiến trẻ mệt mỏi và đau đớn

Nguyên nhân trẻ bị táo bón cơ năng mẹ nên biết

Một số nguyên nhân khiến cho trẻ bị táo bón cơ năng gồm có:

  • Trẻ có chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, bé ít uống nước khiến cho phân khô cứng, khó bài tiết ra bên ngoài. Chế độ ăn thiếu hụt chất xơ hoặc mẹ cho con ăn dặm quá sớm cũng làm cho bé dễ bị táo bón cơ năng.
  • Trẻ trong độ tuổi đi học hay nhịn đi vệ sinh, do nhà vệ sinh không sạch sẽ, bé ngại thầy cô hoặc do con mải chơi.. Việc trẻ nhịn đi vệ sinh, không giải quyết nhu cầu của cơ thể ngay lúc buồn sẽ khiến phân tồn đọng trong đường ruột, bị hấp thụ bớt nước làm cho phân khô cứng, trẻ khó đi ngoài hơn.
  • Một số nguyên nhân khác ví dụ như khi con bị sốt cao biếng ăn, trẻ dùng thuốc ho có chứa codein, trẻ tổn thương vùng hậu môn gây đau khi đi ngoài..

Tìm hiểu về chứng táo bón cơ năng ở trẻ

Trẻ ít uống nước làm cho phân bị khô, cứng, khó đi ngoài

Điều trị chứng táo bón cơ năng ở trẻ hiệu quả

Trẻ bị táo bón cơ năng chủ yếu do chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa khoa học. Vì vậy khi thực hiện các biện pháp điều trị mẹ nên tập trung thay đổi chế độ ăn, cách sống và thói quen sinh hoạt cho con thay vì vội vàng mua thuốc. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi chăm sóc bé bị táo bón cơ năng:

Thay đổi chế độ dinh dưỡng mỗi ngày của bé

Chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng trong việc xây dựng một hệ tiêu hóa khỏe mạnh cho bé đang bị táo bón. Lúc này, mẹ hãy nhớ cải thiện chế độ ăn của con như sau:

  • Thêm nhiều ngũ cốc, bánh mỳ nguyên cám, bánh quy vào bữa ăn hàng ngày của con.
  • Cho trẻ ăn nhiều rau củ, hoa quả tươi như củ cải đường, cải bó xôi, khoai lang, cà rốt, cà chua, dâu tây, đậu hà lan, quả lê, quả táo..
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước từ các loại nước trái cây, canh hoặc súp dinh dưỡng.
  • Ở trẻ nhỏ, do hệ tiêu hóa còn non nớt nên bé rất dễ gặp phải các vấn đề đường ruột, trong đó có táo bón cơ năng. Do đó, với các bé có biểu hiện tiêu hóa kém, các mẹ nên kết hợp dùng thêm men vi sinh sớm cho con. Bổ sung thêm men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, hỗ trợ bé tăng sức đề kháng tối ưu. Điều này tạo tiền đề giúp bé tiêu hóa ổn định, cũng như cải thiện tình trạng táo bón, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu mà trẻ đang gặp phải.

Tìm hiểu về chứng táo bón cơ năng ở trẻ

Sử dụng men vi sinh là cách giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé

Tập cho trẻ thói quen đi ngoài hợp lý

Có những bé ăn nhiều rau nhưng vẫn bị táo bón, bố mẹ cần luyện cho trẻ thói quen đi vệ sinh vào một khung giờ cố định để trẻ đi ngoài theo phản xạ. Thời điểm tốt nhất để bé đi vệ sinh là vào buổi sáng, nhu động ruột sẽ hoạt động tích cực hơn sau một đêm được nghỉ ngơi và thúc đẩy bài tiết phân dễ dàng ra bên ngoài.

Qua bài viết trên, chắc hẳn mẹ đã biết phải làm sao phân biệt táo và cải thiện chứng táo bón cơ năng của trẻ hiệu quả rồi. Chúc bé mau khỏi bệnh và tránh bị táo bón tái phát!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ