Tìm hiểu nguyên nhân trẻ cai sữa bị táo bón

Táo bón là bệnh khá phổ biến khi trẻ nhỏ cai sữa mẹ. Nếu cha mẹ không chú ý và quan tâm đúng mức, tình trạng táo bón của trẻ có thể kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của con. Hãy tham khảo những nguyên nhân trẻ cai sữa bị táo bón trong bài viết dưới đây nhé.

Giai đoạn từ cai sữa chuyển sang ăn dặm là giai đoạn khó khăn nhất trong hành trình phát triển của trẻ, vì lúc này cơ thể trẻ sẽ phải bước vào “cuộc chiến” nếu không có sự hỗ trợ và bảo vệ của sữa mẹ.

Trong giai đoạn này, ngoài hệ miễn dịch cũng như các cơ quan trong cơ thể có những thay đổi  nhất định thì hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng, dễ thấy nhất là trẻ rất dễ bị táo bón.

Nguyên nhân bị táo bón khi trẻ cai sữa

Tìm hiểu nguyên nhân trẻ cai sữa bị táo bón

Nguyên nhân bị táo bón khi trẻ cai sữa

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nguyên nhân trẻ cai sữa bị táo bón, xuất phát một số lý do sau: 

  • Trẻ sử dụng nhiều sữa công thức: Đây là lý do trẻ sơ sinh khó đi ngoài, bị táo bón khá phổ biến. Việc bé bị táo bón khi chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức không phải là hiếm, vì sữa nhân tạo có thể chứa một số thành phần như chất đạm, chất béo,.. gây táo bón ở trẻ.
  • Thiếu lượng chất xơ cần thiết: Trường hợp này thường xảy ra ở trẻ cai sữa và bắt đầu ăn dặm, ăn cơm, thường có ít hoặc thiếu chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa.
  • Cơ thể thiếu lượng nước cần thiết: Khi trẻ cai sữa cũng đồng nghĩa với việc lượng nước hàng ngày cung cấp cho cơ thể thay đổi nên trẻ sẽ dễ mắc các triệu chứng táo bón.

Cách điều trị khi trẻ cai sữa bị táo bón

Tìm hiểu nguyên nhân trẻ cai sữa bị táo bón

Cách điều trị khi trẻ cai sữa bị táo bón

Từ những nguyên nhân trên, các mẹ hãy xem lại chế độ ăn uống, sinh hoạt của con mình để có những thay đổi phù hợp giúp hạn chế tình trạng táo bón.

  • Với những bé uống nhiều sữa công thức, có thể đổi nhiều loại sữa để tìm được loại phù hợp với con. Điều chỉnh cách chế biến sữa sao cho phù hợp dinh dưỡng, đúng công thức, cho trẻ uống đủ nước hàng ngày, tập cho trẻ đi ngoài đúng giờ hàng ngày.
  • Nếu trẻ không hấp thụ được, có thể dùng một số loại nước ép trái cây nguyên chất như mận, táo, lê để trị táo bón. Các loại nước trái cây khác không có hiệu quả như các loại trên.
  • Nếu con đang bắt đầu ăn kiêng, mẹ nên sử dụng ngũ cốc lúa mạch thay vì ngũ cốc gạo. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể thử các loại rau và trái cây giàu chất xơ. Chẳng hạn như mơ, khoai lang, lê, mận, đào, đậu, bông cải xanh hoặc cải bó xôi. Ba mẹ cũng có thể trộn nước ép với ngũ cốc hoặc trái cây / rau nghiền.

Phòng táo bón cho trẻ sau cai sữa mẹ

Tìm hiểu nguyên nhân trẻ cai sữa bị táo bón

Phòng táo bón cho trẻ sau cai sữa mẹ

Lúc trẻ bước vào tuổi ăn dặm, ngoài việc cho trẻ dùng sữa công thức, việc tập cho trẻ làm quen với thức ăn mới trong đó có rau củ quả đóng vai trò quan trọng vì rau củ quả cung cấp nhiều chất xơ và vitamin, tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Vì vậy, các bà mẹ phải kiên trì để trẻ tập các loại rau có lá (luộc chin rồi cho vào xay chung với bột/cháo); củ quả (cắt tỉa hình thật đẹp và luộc nhừ để trẻ tự gặm); hoa quả chọn loại ngọt, chín mềm…

Khi trẻ làm quen với thức ăn mới, cần thiết chú ý cân đối 4 nhóm chất dinh dưỡng: đường – bột, đạm, dầu mỡ và rau củ quả.

Và nếu thực hiện theo đúng chế độ dinh dưỡng khuyến cáo mà trẻ vẫn bị táo bón thì mẹ có thể sử dụng lợi khuẩn tăng cường tiêu hóa cho bé từ sớm. Men vi sinh có công dụng hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và tăng sức đề kháng tối ưu ở trẻ. 

Tìm hiểu nguyên nhân trẻ cai sữa bị táo bón

Sử dụng men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ

Việc tăng cường sớm lợi khuẩn cho trẻ giúp đưa hệ vi sinh đường ruột nhanh chóng về trạng thái cân bằng, duy trì hoạt động ổn định của đường ruột. Nhờ đó tạo tiền đề giúp bé tiêu hóa tốt, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, nó còn giúp cơ thể trẻ hấp thu tối đa chất dinh dưỡng cũng như ngăn ngừa táo bón ở trẻ nhỏ.

Sau khi đã sử dụng các biện pháp để khắc phục những nguyên nhân trên mà tình trạng táo bón của bé không cải thiện, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa về tiêu hoá để phát hiện kịp thời những bệnh lý khác và điều trị đúng cách.

Tổng hợp: Phương Thảo

TƯ VẤN MIỄN PHÍ