Tìm hiểu dấu hiệu trẻ sơ sinh sôi bụng và cách xử lý hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là hiện tượng khá phổ biến khi hệ tiêu hóa của con gặp vấn đề. Mặc dù sôi bụng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến bé mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc, bỏ bú,… Cùng tìm hiểu dấu hiệu trẻ sơ sinh sôi bụng và cách xử lý hiệu quả qua bài viết dưới đây mẹ nhé.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh sôi bụng mẹ cần biết

Tìm hiểu dấu hiệu trẻ sơ sinh sôi bụng và cách xử lý hiệu quả

Dấu hiệu trẻ sơ sinh sôi bụng mẹ cần biết

Dưới đây là một số dấu hiệu trẻ sơ sinh sôi bụng mà nhất định bố mẹ phải nắm được. Cụ thể như sau:

  • Mẹ thấy bụng của bé phát ra âm thanh tiếng ùng ục, càng ghé sát vào bụng sẽ càng nghe rõ hơn. Hoặc thậm chí là ngồi bên cạnh cũng sẽ nghe được.
  • Quan sát sẽ thấy bụng bé căng chướng, cứng và tròn hơn so với bình thường
  • Xuất hiện tình trạng trẻ nôn trớ, buồn nôn
  • Bé chán ăn, biếng ăn, ăn ít và thậm chí là bỏ ăn.
  • Bé bị sôi bụng sẽ thường xuyên quấy khóc vì sôi bụng khiến con khó chịu.
  • Một số trẻ còn kèm theo tình trạng tiêu chảy nếu do ngộ độc thực phẩm.

Các biểu hiện sôi bụng thường có thể kéo dài 1-2 ngày hoặc lâu hơn tuỳ vào từng tình trạng mà mỗi bé gặp phải. Tuy nhiên, bố mẹ cần can thiệp sớm để không làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ, giúp bé yêu ăn ngon ngủ tốt và phát triển nhanh hơn.

Cách xử lý hiệu quả trẻ sơ sinh sôi bụng

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của trẻ

Tìm hiểu dấu hiệu trẻ sơ sinh sôi bụng và cách xử lý hiệu quả

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của trẻ

Việc điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của con cũng là giải pháp hiệu quả để giảm triệu chứng sôi bụng, đầy bụng, nôn trớ, đi ngoài… Cụ thể:

  • Không nên để trẻ bú quá no, tốt nhất hãy chia làm nhiều bữa nhỏ, không cho trẻ bú quá nhiều trong một bữa.
  • Mẹ không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm (trẻ chưa đủ 6 tháng tuổi).
  • Mẹ khi cho con bú nên ăn đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng thiết yếu là: Tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Hạn chế tối đa những món có chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, cà chua, đồ uống có gas, rượu bia… bởi chúng rất dễ khiến trẻ bị đầy hơi sôi bụng.
  • Cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ pha sữa, nên pha với đúng tỷ lệ được hướng dẫn, dùng nước sạch với nhiệt độ đảm bảo để pha sữa
  • Cần lau chùi nhà cửa, vệ sinh đồ chơi, vật dụng xung quanh trẻ thường xuyên.

Thay đổi tư thế bú

Khi nuốt nhiều không khí cũng khiến trẻ bị đầy bụng, sôi bụng. Do đó, mẹ cần điều chỉnh tư thế phù hợp hơn mỗi khi cho trẻ bú, điều này sẽ hạn chế tối đa nguy cơ sôi bụng.

Massage bụng cho trẻ

Tìm hiểu dấu hiệu trẻ sơ sinh sôi bụng và cách xử lý hiệu quả

Massage bụng cho trẻ

Việc massage bụng sẽ giúp con yêu cảm thấy dễ chịu hơn, ngoài ra nó còn hỗ trợ cho quá trình lưu thông khí huyết, cải thiện nhu động ruột, tăng cường khả năng đẩy khí ra bên ngoài. Từ đó giảm cảm giác sôi bụng, căng tức bụng. 

Dùng thuốc điều trị sôi bụng cho trẻ sơ sinh

Nếu trẻ bị sôi bụng kèm theo triệu chứng bất thường như: Tiêu chảy, táo bón, đau bụng, chướng bụng… thì mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để được điều trị kịp thời. Khi đó, tùy vào mức độ, tình trạng mà bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc phù hợp cho con.

Lưu ý: Mẹ chỉ nên mua thuốc cho trẻ sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để sử dụng cho trẻ sơ sinh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển sau này.

Uống bổ sung men vi sinh để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa

Tìm hiểu dấu hiệu trẻ sơ sinh sôi bụng và cách xử lý hiệu quả

Uống bổ sung men vi sinh để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa

Ngoài ra, hiện nay, các chuyên gia khuyến khích bố mẹ nên kết hợp bổ sung lợi khuẩn tăng cường tiêu hóa và đề kháng cho trẻ. 

Khi bé được cung cấp đủ hàm lượng men vi sinh, hệ vi sinh đường ruột sẽ được ổn định, trở về trạng thái cân bằng. Các chức năng hệ tiêu hóa sẽ hoạt động trơn tru hơn, giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng, giảm nhanh tình trạng sôi bụng giúp bé yêu khỏe mạnh, dễ chịu. Đồng thời, đây cũng là biện pháp nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch an toàn cho con trẻ được nhiều mẹ ưa chuộng.

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ