Tìm hiểu cách giúp ngăn ngừa trẻ sơ sinh sôi bụng

Sôi bụng kèm theo đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài… là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu chủ quan, lơ là việc chăm sóc có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của con, bởi đây là dấu hiệu của bệnh lý về đường tiêu hóa. Cùng tìm hiểu cách giúp ngăn ngừa trẻ sơ sinh sôi bụng qua bài viết dưới đây!

Tìm hiểu về tình trạng trẻ sơ sinh sôi bụng 

Tìm hiểu cách giúp ngăn ngừa trẻ sơ sinh sôi bụng

Tìm hiểu về tình trạng trẻ sơ sinh sôi bụng 

Trẻ sơ sinh sôi bụng là gì?

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là hiện tượng bụng của con phát ra những âm thanh ùng ục, ì ạch. Hiện tượng này thường không gây đau đớn hay nguy hiểm đến tính mạng bé nhưng sẽ khiến bé quấy khóc, khó chịu. Thông thường, các bé ở độ tuổi từ 3 – 18 tuần tuổi thường gặp tình trạng sôi bụng này.  

Tùy vào cơ địa của mỗi bé mà sẽ có các biểu hiện khác nhau như: ọc sữa, trẻ nôn trớ, bỏ bú, tiêu chảy nặng hoặc nhẹ. 

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh sôi bụng?

Theo các chuyên gia, bé bị sôi bụng chủ yếu là do một trong các nguyên nhân sau:

  • Việc mẹ cho bé bú sữa công thức quá sớm khiến hệ tiêu hóa còn quá nhỏ chưa kịp thích nghi.  
  • Bé bú mẹ hay bú bình không đúng cách, bé nuốt nhiều bọt khí gây ra tình sôi bụng.
  • Bình sữa, núm vú chưa được vệ sinh sạch khiến vi khuẩn dễ tác động đến đường ruột của bé.
  • Chế độ ăn uống của người mẹ có nhiều dầu mỡ, cay nóng làm ảnh hưởng đến dòng sữa khiến bé bị sôi bụng. 
  • Bé không dung nạp lactose – một loại đường có trong các sản phẩm sữa. Hệ tiêu hóa của bé còn quá non nớt nên chưa thể tiêu thụ hết lactose khiến sữa không được phân hủy hoàn toàn trong cơ thể. Từ đó dẫn đến tình trạng sôi bụng.

Tìm hiểu cách giúp ngăn ngừa trẻ sơ sinh sôi bụng

Tìm hiểu cách giúp ngăn ngừa trẻ sơ sinh sôi bụng

Tìm hiểu cách giúp ngăn ngừa trẻ sơ sinh sôi bụng

Để phòng ngừa trường hợp bé sơ sinh bị sôi bụng, các bố mẹ nên làm các điều sau:

  • Duy trì cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Hạn chế cho bé dùng sữa công thức, sữa ngoài quá sớm khi không cần thiết.
  • Đảm bảo bình sữa của bé hợp vệ sinh, mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước khi pha sữa, vệ sinh tiệt trùng bình sữa trước khi cho bé dùng.
  • Sử dụng bình sữa có khả năng chống sặc, đầy hơi để hạn chế tối đa trường hợp bé yêu hít phải bọt khí.
  • Sau khi bé bú xong, mẹ nên xoa bụng và vỗ nhẹ lưng bé để con tiêu hóa tốt hơn.
  • Mẹ cũng có thể cho trẻ thử sữa chua ( đối với bé sơ sinh được trên 4 tháng tuổi) vì sữa chua nhiều lợi khuẩn, giúp hệ tiêu hóa phát triển và có thể tiêu hóa được đường lactose tốt hơn.
  • Mẹ có thể cắt giảm khẩu phần sữa và cho trẻ ăn từ từ để cơ thể con sản sinh ra men tiêu hóa đường lactose.
  • Chế độ ăn của mẹ cần giàu canxi như các loại rau xanh đậm, sữa đậu nành, cam, tôm, cua, ốc, cá hồi…
  • Mẹ có thể tới viện dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ sơ sinh hay bị sôi bụng, đầy bụng. Nhờ vậy, bạn sẽ cân bằng được chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho con yêu của mình. 
  • Ngoài ra, với trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa kém, để chăm sóc sức khỏe tiêu hóa cho con yêu được toàn diện hơn, các mẹ nên kết hợp bổ sung thêm lợi khuẩn tăng cường tiêu hóa cho bé.

Tìm hiểu cách giúp ngăn ngừa trẻ sơ sinh sôi bụng

Kết hợp bổ sung men vi sinh giúp chăm sóc sức khỏe tiêu hóa cho trẻ sơ sinh

Trẻ khi được cung cấp đủ hàm lượng men vi sinh, hệ vi sinh đường ruột sẽ trở về trạng thái cân bằng. Từ đó giúp cho chức năng hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, trẻ hấp thu dinh dưỡng tối đa và giảm nhanh tình trạng sôi bụng cùng như các vấn đề về tiêu hóa khác như: đầy bụng, khó tiêu, nôn trớ, tiêu chảy….  Đồng thời, đây cũng là biện pháp tăng miễn dịch cho con trẻ được nhiều mẹ yêu thích.

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ