Tiêu chảy ở trẻ em: Khi nào cần đến bác sĩ?

Tiêu chảy là bệnh lý hệ tiêu hóa thường gặp gây ra bởi virus, vi khuẩn, ký sinh trùng. Trẻ được cho là bị tiêu chảy khi đi phân lỏng nhiều nước, đi hơn 3 lần một ngày. Bài viết sau sẽ giúp bố mẹ biết tiêu chảy ở trẻ em khi nào cần đưa con đi khám bác sĩ.

Các triệu chứng bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Tiêu chảy ở trẻ em là hiện tượng không hiếm gặp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ bị tiêu chảy thường có những dấu hiệu nhận biết dễ dàng như sau:

  • Mệt mỏi, lười ăn, không muốn ăn.
  • Phân lỏng, màu vàng hoặc xanh có thể kèm đàm, máu hay lẫn thức ăn không tiêu hóa hết.

Tiêu chảy ở trẻ em: Khi nào cần đến bác sĩ?

Trẻ tiêu chảy đi ngoài phân lỏng và có thể kèm theo đau bụng, sốt

  • Tần suất đi ngoài tăng, đi tiêu hơn 3 lần một ngày.
  • Buồn nôn hay bị nôn trớ.
  • Có thể sốt nhẹ, sốt cao, đôi khi co giật.
  • Đau bụng, mót rặn khi đi ngoài.
  • Có triệu chứng mất nước.

Tiêu chảy ở trẻ em: Khi nào cần đến bác sĩ?

Trẻ nhỏ bị tiêu chảy thường sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày, tuy nhiên nếu thấy một số dấu hiệu sau, bố mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ:

  • Trẻ còn đi ngoài tiêu chảy quá thời gian 3 ngày.
  • Trẻ sốt cao liên tục trên 38.5 độ C.

Tiêu chảy ở trẻ em: Khi nào cần đến bác sĩ?

Trẻ tiêu chảy kèm theo sốt cao bố mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ

  • Trẻ nôn ói hoặc đi phân lỏng nhiều lần trong ngày.
  • Trẻ đau bụng và quấy khóc nhiều.
  • Trẻ bị mất nước (chóng mặt, choáng váng, tiểu ít, đánh trống ngực, khô miệng, dấu véo da mất chậm, li bì..).
  • Trẻ đi ngoài phân lẫn máu.
  • Trẻ bị tiêu chảy nghi ngờ do tả.

Điều trị trẻ bị tiêu chảy và phòng ngừa bệnh hiệu quả

Cách điều trị trẻ bị tiêu chảy tại nhà

  • Bù nước: Thực hiện bù nước là hành động quan trọng nhất khi bé bị tiêu chảy. Các loại dung dịch bù nước gồm có Oresol, nước muối đường, nước cháo muối.. Cho trẻ uống chậm, uống thành từng ngụm nhỏ.
  • Chế độ ăn uống: Cho trẻ tiếp tục bú mẹ nếu đang trong thời gian cho con bú. Với trẻ lớn thì cần nấu các món ăn lỏng, nấu kỹ, nhuyễn và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày cho bé.
  • Các thuốc hỗ trợ: Sử dụng thuốc hạ sốt, kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Bố mẹ nên kết hợp cho trẻ uống men vi sinh để cân bằng hệ vi sinh đường ruột đặc biệt với trẻ tiêu hóa kém, giúp bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ khỏi vi khuẩn tấn công, giảm nhanh các dấu hiệu tiêu chảy, đi ngoài phân sống, đau bụng.. mà trẻ đang gặp phải.

Tiêu chảy ở trẻ em: Khi nào cần đến bác sĩ?

Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc

Cách thức phòng ngừa tiêu chảy

  • Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm mà chỉ nên cho bé ăn dặm khi con được 6 tháng tuổi. Ưu tiên cho con bú mẹ tới ít nhất 6 tháng đầu đời, tốt nhất nên kéo dài tới 18-24 tháng tuổi.
  • Sử dụng nước sạch trong ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Lưu ý rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chế biến thực phẩm sạch và sau khi đi vệ sinh xong.
  • Ăn chín uống sôi, không cho trẻ ăn rau sống, uống nước lã, ăn thức ăn bị ôi thiu, ăn hải sản sống, gỏi cá, tiết canh..
  • Thực hiện vệ sinh nhà tiêu sạch sẽ.
  • Hạn chế lây lan mầm bệnh bằng việc không đổ nước giặt, chất thải, nước rửa, đồ dùng của người bệnh xuống ao hồ, sông, giếng.
  • Duy trì cho trẻ dùng men vi sinh đều đặn để tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, giúp phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý hệ tiêu hóa có thể gặp ở độ tuổi của bé trong đó có tiêu chảy.

Tiêu chảy ở trẻ em là hiện tượng rất dễ xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể trở nặng nếu bố mẹ không biết cách chăm sóc và điều trị cho con sớm. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp các thông tin giúp bố mẹ hiểu hơn về bệnh lý này, nhằm có biện pháp bảo vệ trẻ đúng cách.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ