Thụt hậu môn cho trẻ bị táo bón cần lưu ý gì?

Thụt hậu môn cho trẻ bị táo bón là cách mà nhiều phụ huynh lựa chọn với trường hợp trẻ bị táo bón nặng và khó điều trị bằng cách thông thường. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, bố mẹ cần lưu ý một số điều trong bài sau để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của con.

Hướng dẫn các bước thụt hậu môn cho trẻ an toàn

Táo bón ở trẻ sơ sinh hay xảy ra và khiến cho trẻ mệt mỏi, quấy khóc nhiều. Trong những trường hợp không thể sử dụng các biện pháp khắc phục thông thường cho con và được chỉ định thụt hậu môn cho trẻ bị táo bón, bố mẹ cần thực hiện đúng cách để không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của bé.

Thụt hậu môn cho trẻ bị táo bón cần lưu ý gì?

Thụt hậu môn cho trẻ là biện pháp giúp con đi ngoài nhanh chóng khi bé bị táo bón

Chuẩn bị: Thuốc thụt, nước ấm, gang tay

Hướng dẫn cách thụt hậu môn cho trẻ với thuốc:

  • Bước 1: Trước khi thụt hậu môn cho bé cần đặt trẻ nằm nghiêng phía bên trái, tư thế gập gối và cơ thể lại. Để đầu và ngực trẻ hơi thấp về phía trước, tay trái áp sát phần má trái. Thực hiện nhẹ nhàng để không khiến con khó chịu và sợ hãi.
  • Bước 2: Cho thuốc hậu môn vào trực tràng, bóp lọ thuốc sao cho dung dịch nhanh vào bên trong.
  • Bước 3: Rút thuốc ra ngoài hậu môn, giữ một lúc để thuốc không tràn ra bên ngoài.
  • Bước 4: Để bé nằm yên tới khi nào con muốn đi ngoài. Phản ứng của thuốc khá nhanh từ 1-5 phút.
  • Bước 5: Cho trẻ đi ngoài sau đó vệ sinh hậu môn của trẻ với nước ấm để tránh viêm nhiễm.

Thụt hậu môn cho trẻ bị táo bón cần lưu ý gì?

Khi thụt hậu môn cho trẻ bị táo bón bố mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Nếu tình trạng táo bón của bé không phải do bệnh lý nguy hiểm gây ra mà do chế độ sinh hoạt thì bố mẹ nên tuân thủ thực hiện chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc thụt hậu môn.

Thụt hậu môn cho trẻ bị táo bón cần lưu ý gì?

Bố mẹ chỉ nên thực hiện thụt hậu môn cho bé trong trường hợp cần thiết

  • Thuốc thụt hậu môn cho bé có thể làm cho con khó chịu, khi bơm thuốc bố mẹ cần trấn an trẻ, dỗ dành để phân tán sự chú ý của con.
  • Một số trường hợp đưa thuốc vào khó khăn, mẹ có thể dùng gel hay dầu bôi trơn. Nếu vẫn không thể đưa thuốc vào thì cần dừng lại, tìm tư thế thích hợp, tránh cố gắng dùng sức sẽ khiến tổn thương vùng hậu môn của trẻ.
  • Dùng thuốc thụt hậu môn trong thời gian kéo dài có thể gây ra tình trạng phụ thuộc vào thuốc, do đó mẹ chỉ nên dùng biện pháp này như một cách cuối cùng nếu tình trạng táo bón của con không được cải thiện sau khi đã áp dụng các cách khác.
  • Sau khi thụt hậu môn cho bé, hãy theo dõi phản ứng của con và quan sát vùng da hậu môn. Nếu trẻ bị khó chịu và vùng hậu môn chảy máu, trầy xước thì cần nhanh chóng đưa trẻ tới gặp bác sĩ.

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp trẻ tiêu hóa hiệu quả, ăn uống ngon miệng và phòng ngừa được các bệnh lý hệ tiêu hóa hay gặp ở độ tuổi này. Bố mẹ hãy cân nhắc bổ sung thêm men vi sinh cho trẻ táo bón chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc bổ sung hàm lượng lợi khuẩn dồi dào từ men vi sinh để giúp ổn định hệ vi sinh cho đường ruột, nhờ đó giúp giảm nhanh các triệu chứng táo bón, khó đi ngoài,… Từ đó trẻ sẽ đi ngoài dễ hơn, tiêu hóa tốt hơn và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Thụt hậu môn cho trẻ bị táo bón cần lưu ý gì?

Men vi sinh chứa L.Rhamnosus chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc

Sử dụng biện pháp thụt hậu môn cho trẻ bị táo bón bố mẹ cần hết sức lưu ý nhẹ nhàng và dùng đúng cách, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết, tuyệt đối không lạm dụng biện pháp này có thể khiến cho trẻ mất phản xạ đi ngoài tự nhiên và khiến cho con bị táo bón tái phát vào những lần sau. Thay vào đó, bố mẹ hãy điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, ăn ngủ của bé điều độ để con tiêu hóa hiệu quả, đi ngoài dễ dàng.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ