Theo dõi phân trẻ sơ sinh từng giai đoạn: như thế nào là bình thường?

Theo dõi phân của trẻ giúp mẹ có thể phát hiện sớm nhất có thể khi những vấn đề tiêu hóa xuất hiện và có phương pháp giúp trẻ điều trị kịp thời. Nhờ đó có thể ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ. Theo dõi phân trẻ sơ sinh từng giai đoạn, như thế nào là bình thường?

Theo dõi phân trẻ sơ sinh từng giai đoạn – như thế nào là bình thường?

Đặc điểm phân của trẻ giai đoạn 0 – 4 tháng tuổi

  • Phân của trẻ trong 2 tháng đầu tiên của cuộc đời có dạng hoa cà hoa cải, có nhiều nước và chưa thành khuôn. Từ tháng thứ 3 phân ít nước dần và chuyển sang dạng nhão.
  • Trong vài ngày đầu trẻ đi phân su, có màu đen, sau đó chuyển dần sang màu vàng, màu bã trà nhạt và màu xanh sáng.
  • Trong tuần đầu tiên phân của trẻ hầu như không có mùi, sau đó chuyển dần sang mùi chua và nặng mùi hơn
  • Trong tuần đầu tiên chào đời trẻ đi tiêu khoảng 5 – 6 lần/ngày và giảm dần đến 4 tháng tuổi trẻ sẽ đi khoảng 2 – 3 lần/ngày. Trẻ bú sữa công thức sẽ đi tiêu ít hơn trẻ bú mẹ khoảng 1 – 2 lần/ngày.

Theo dõi phân trẻ sơ sinh từng giai đoạn: như thế nào là bình thường?

Phân của trẻ trong 2 tháng đầu tiên của cuộc đời có dạng hoa cà hoa cải, chưa thành khuôn

Đặc điểm phân của trẻ giai đoạn 5 – 8 tháng tuổi

  • Phân của trẻ vẫn còn mềm do còn chứa nước, nhưng đã thành khuôn
  • Phân có màu nước trà đậm, thỉnh thoảng có màu xanh sáng hoặc xanh đậm hay có màu của loại thực phẩm mà trẻ đã ăn
  • Khi này phân của trẻ đã khá nặng mùi, tương tự như của người, do thức ăn dặm mà trẻ ăn hàng ngày
  • Phần lớn trẻ đi tiêu 1 lần/ngày hoặc 2 – 3 ngày/làn tùy thuộc vào loại thực phẩm trẻ ăn có dễ tiêu hóa hay không. Tuy nhiên, mỗi ngày đi tiêu 1 lần là tốt nhất đối với sức khỏe hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể  của bé.

Đặc điểm phân của trẻ giai đoạn 9 – 11 tháng tuổi

  • Khi này phân của trẻ đã có hình dạng cụ thể, thức ăn không được tiêu hóa hết cũng sẽ được bài tiết ra. Tuy nhiên, hiện tượng này là bình thường ở trẻ ăn theo phương pháp BLW (Baby led weaning – ăn dặm tự chỉ huy), mẹ không nên quá lo lắng.
  • Phân của trẻ lúc này cũng nặng mùi tương tự người lớn do quá trình men tiêu hóa phân hủy thức ăn.
  • Giai đoạn này mỗi ngày trẻ đi tiêu khoảng 1 lần nếu thực đơn đa dạng, phong phú, nhiều rau, củ, quả để bổ sung chất xơ. Khi thử ăn 1 món mới nào đó trẻ có thể khó đi (3 – 4 ngày/lần) hoặc đi tiêu nhiều hơn (2 – 3 lần/ngày).

Theo dõi phân trẻ sơ sinh từng giai đoạn: như thế nào là bình thường?

Trẻ 9 – 11 tháng tuổi có hệ tiêu hóa khỏe mạnh thường đi tiêu mỗi ngày 1 lần

Đặc điểm phân của trẻ giai đoạn 12 – 18 tháng tuổi:

  • Phân khô và rắn hơn do đường ruột dài, hoạt động như người trưởng thành.
  • Khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh phân của bé có màu vàng, vàng sẫm hoặc màu nước trà.
  • Phân của trẻ nặng mùi như phân của người lớn.
  • Trẻ có thể đi 1 lần/ngày hoặc 2 – 3 lần/ngày. Tuy nhiên mẹ cần quan sát xem bé đi ngoài có dễ dàng không, có phải dùng sức rặn hay không; phân thành khuôn (bình thường) hay phân nát (tiêu chảy)/cứng, lổn nhổn như phân dê (táo bón).

Trong những năm đầu đời, do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt và chưa hoàn thiện nên trẻ rất dễ gặp phải các vấn đề về đường ruột như: tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột,…. Hiện nay, để chăm sóc và đảm bảo sức khỏe cho con, nhiều ba mẹ lựa chọn kết hợp dùng thêm men lợi khuẩn giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé.

Theo dõi phân trẻ sơ sinh từng giai đoạn: như thế nào là bình thường?

Trẻ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột uống men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa 

Việc bổ sung hàm lượng lớn các vi khuẩn có lơi cho đường ruột từ men vi sinh cho bé giúp đảm bảo cân bằng hệ vi sinh, duy trì hoạt động ổn định của đường ruột. Nhờ đó giúp tạo tiền đề giúp tiêu hóa khỏe, hấp thu tốt và hạn chế các vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ.

Màu sắc phân của trẻ sơ sinh như thế nào thì không bình thường?

Mỗi khi thay bỉm, quần cho bé mẹ cần chú ý quan sát màu sắc và hình dạng của phân. Nếu phân của bé có màu đen, trắng hay đỏ thì mẹ nên gói bỉm lại để mang theo và đưa con đi khám. Màu sắc của phân phản ánh tương đối chính xác sức khỏe của hệ tiêu hóa.

Cụ thể như sau:

  • Phân có bọt/máu/dịch nhầy: Trẻ nhỏ bị tiêu chảy, kiết lị, tả
  • Phân màu đen: Ruột non hoặc dạ dày của bé có vấn đề
  • Phân màu trắng: Thường đi kèm với nôn trớ và là dấu hiệu cho thấy trẻ nhỏ bị tiêu chảy.
  • Phân màu đỏ: Trẻ có thể bị xoắn ruột hoặc bị xuất huyết ở đường ruột.

Ngay khi nhận thấy phân của trẻ có sự khác thường, cha mẹ cần đưa con đi khám để bác sĩ tư vấn điều trị các vấn đề tiêu hóa gặp phải. Nếu trong đơn thuốc của bé có thuốc kháng sinh và các loại thuốc điều trị bệnh lý khác, cha mẹ cần cho bé uống đúng liều lượng được chỉ định để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh lý, hạn chế tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của bé.

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu phân trẻ sơ sinh từng giai đoạn có những đặc điểm gì, như thế nào là bình thường. Khi quan sát phân của trẻ thấy sự bất thường cha mẹ không tự ý cho con uống thuốc mà cần đưa con đi khám để xác định chính xác bệnh lý và được bác sĩ hướng dẫn điều trị khoa học, đúng cách.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ