Táo bón là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Táo bón là một trong những vấn đề tiêu hóa hay gặp ở trẻ em, báo hiệu hệ tiêu hóa của con đang không khỏe mạnh, chế độ ăn thiếu chất xơ, ít nước. Hiện tượng táo bón ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tìm hiểu táo bón là gì cũng như thông tin về táo bón ở trẻ em ngay trong bài sau.

Cùng tìm hiểu hiện tượng táo bón là gì

Táo bón là gi? Táo bón là tình trạng trẻ đi ngoài không thường xuyên, với tần suất ít hơn 3 lần/tuần hoặc đi ngoài khó khăn, đau đớn, gây căng thẳng cho trẻ và khiến bố mẹ lo lắng. Táo bón sẽ được xác định nếu trẻ có ít nhất 2 trong số các tiêu chí sau:

  • Ít nhất 3 lần/tuần đi ngoài hoặc số lần đi ngoài không thường xuyên so với bình thường.
  • Hiện tượng phân to, cứng hoặc phân rất to, có thể làm nghẹt toilet.
  • Trẻ bị khó chịu, căng thẳng mỗi lần đi vệ sinh.
  • Phân cứng và khô khiến trẻ rặn nhiều, làm chảy máu hậu môn.
  • Trẻ đã từng bị táo bón trước đó.
  • Trẻ có tiền sử bị nứt kẽ hậu môn, đau và bị chảy máu do phân khô cứng.

Táo bón là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Táo bón khiến trẻ mệt mỏi và đau đớn mỗi lần cần đi vệ sinh

Nguyên nhân vì sao trẻ bị táo bón mẹ nên biết

Nguyên nhân gây ra hiện tượng táo bón ở trẻ gồm có nguyên nhân thực thể (khoảng 5%) và nguyên nhân chức năng (khoảng 95%).

Nguyên nhân chức năng gây táo bón cho trẻ

Nếu mẹ thắc mắc “táo bón là gì và nguyên nhân nào khiến trẻ bị táo bón?” thì tình trạng táo bón do nguyên nhân chức năng là lý do chính khiến bé khó đi ngoài, gây ra bởi:

  • Trẻ nhịn không chịu đi ngoài, khi bé nhịn càng lâu thì phân trong ruột càng to, khiến trẻ càng gặp khó khăn trong việc đi vệ sinh. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng cao nguy cơ bị táo bón mãn tính.
  • Trẻ sơ sinh có tình trạng táo bón khi ăn thức ăn đặc, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển từ uống sữa sang ăn dặm. Bé cũng có thể bị táo bón khi cai sữa mẹ, làm mất nguồn cung cấp nước cho cơ thể.
  • Thành phần protein trong các loại sữa công thức cũng dễ khiến cho trẻ bị táo bón, khó tiêu hóa. Nếu bé dùng nhiều sữa công thức, phân sẽ cứng và có màu xanh.
  • Trẻ bị thiếu nước, mất nước cũng làm cho tình trạng táo bón tăng lên do cơ thể thiếu nước sẽ hấp thu chất lỏng từ bất cứ đâu, làm cho phân cứng hơn.
  • Chế độ ăn của bé bị thiếu hụt chất xơ từ các loại rau củ quả khiến cho con bị táo bón.

Táo bón là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Trẻ có thể bị táo bón do nhiều nguyên nhân gây ra

Nguyên nhân thực thể gây táo bón cho trẻ

Trẻ có thể bị táo bón do nguyên nhân thực thể, gồm các vấn đề cường giáp, vấn đề thần kinh cơ ở bụng, ruột..

  • Bệnh cường giáp: Trẻ mắc bệnh cường giáp sẽ có hiện tượng giảm hoạt động ở cơ ruột kèm theo các dấu hiệu khác.
  • Bệnh phì đại tràng bẩm sinh: Phần lớn trẻ bị bệnh này thường nhẹ cân hơn những bạn cùng tuổi, có dấu hiệu nôn ói, đi ngoài phân kích thước nhỏ. Trẻ bị bệnh nên được phẫu thuật càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nguy hiểm như thủng ruột, phình đại tràng nhiễm độc, sốc nhiễm độc..
  • Bệnh tiểu đường: Trẻ em bị tiểu đường cũng có thể bị táo bón.
  • Các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh gồm có các bệnh cột sống, mắc chứng chậm phát triển tâm thần và gây ra táo bón.

Dấu hiệu táo bón ở trẻ em mẹ cần lưu ý

Bên cạnh việc đi ngoài ít hơn bình thường, phân khô và cứng, trẻ bị táo bón có thể gặp các triệu chứng như:

  • Đau vùng dạ dày tại bụng.
  • Biếng ăn, ăn không ngon miệng, trẻ kém hấp thu dinh dưỡng dẫn tới chậm phát triển thể chất và trí não.
  • Khó chịu, hay cáu gắt, sốt ruột, bồn chồn và cần đi vệ sinh.
  • Cảm thấy mệt mỏi, muốn nôn, nôn ói..
  • Biểu hiện ngứa ở hậu môn do phân cọ xát hậu môn gây ra các vết nứt.

Táo bón là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Hiện tượng táo bón khiến trẻ đi ngoài phân khô cứng, khó chịu khi phải đi ngoài

Phòng ngừa bệnh táo bón ở trẻ em như thế nào?

Sau khi đã biết táo bón là gì cũng như dấu hiệu nhận biết trẻ táo bón, bố mẹ cần thực hiện các biện pháp phòng tránh táo bón cho bé để giúp con khỏe mạnh, không gặp tình trạng này:

  • Theo dõi sát sao tình trạng đi vệ sinh của bé mỗi ngày, nhắc con đi vệ sinh đều đặn, không nhịn đi vệ sinh.
  • Cho trẻ ăn nhiều rau củ quả tăng cường chất xơ, bổ sung đủ nước cho bé trong ngày.
  • Tránh cho bé ăn các món khó tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng như các món ăn nhiều dầu mỡ, nước ngọt.
  • Khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn, không nên ngồi lì trong nhà.
  • Với trẻ dùng sữa công thức, mẹ có thể ngừng hoặc đổi sang các loại sữa phù hợp hơn, sữa dành cho trẻ hay táo bón.
  • Mẹ đang cho con bú cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học để giúp dòng sữa mát hơn, bé bú mẹ không bị táo bón.

Táo bón là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Tăng cường men vi sinh hỗ trợ hệ tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng của bé

  • Với bé biếng ăn tiêu hóa kém, mẹ có thể chủ động cho bé dùng thêm men vi sinh bổ sung probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều đặn giúp hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa của trẻ. Các lợi khuẩn khi được bổ sung giúp đảm bảo cân bằng hệ vi sinh, duy trì hoạt động ổn định của đường ruột. Nhờ đó giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón xảy ra và các bệnh lý đường ruột khác.

Qua bài viết trên, chắc hẳn mẹ đã biết táo bón là gì cũng như làm thế nào để nhận biết táo bón cũng như phòng tránh hiệu quả thế nào rồi. Chúc bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phát triển toàn diện về mọi mặt.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ