Táo bón là hiện tượng chậm thải phân, với tần suất đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần với triệu chứng phân khô, rắn. Vậy mẹ có biết táo bón cơ năng là gì không? Làm thế nào để phòng ngừa và cải thiện táo bón cơ năng đúng cách, không ảnh hưởng tới sức khỏe của bé?
Táo bón cơ năng (táo bón chức năng) là hiện tượng thường gặp ở trẻ từ 2-6 tuổi, chỉ tình trạng trẻ không thể đi vệ sinh được, đi ngoài khó khăn nhưng không có tổn thương thực thể tại đường tiêu hóa. Mặc dù táo bón cơ năng không gây nguy hiểm cho trẻ nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì bé dễ bị suy dinh dưỡng, nứt kẽ hậu môn, trĩ hay gặp các biến chứng khác, bố mẹ cần hết sức lưu ý.
Táo bón cơ năng ở trẻ thường được chia thành 3 loại, gồm có táo bón do rối loạn bài tiết phân, táo bón do nhu động ruột chậm hay táo bón có nhu động ruột bình thường. Tùy vào triệu chứng trẻ gặp phải, mức độ táo bón mà bố mẹ sẽ có các biện pháp cải thiện, điều trị cho trẻ hiệu quả.
Có tới 95% trẻ bị táo bón thuộc loại táo bón cơ năng
Táo bón cơ năng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị táo bón dưới 4 tuổi có thể được chẩn đoán khi mẹ thấy xuất hiện ít nhất 2 trong số các dấu hiệu sau:
Quan sát các dấu hiệu trẻ bị táo bón giúp bố mẹ theo sát tình trạng của con
Bởi hiện tượng táo bón ở trẻ không hết nhanh như các bệnh thông thường khác, các bé cũng ít chịu hợp tác nên bố mẹ cần hết sức kiên nhẫn. Phương pháp điều trị và phòng ngừa táo bón cần kết hợp giữa việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, thói quen đi vệ sinh của con với hoạt động thể chất, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Cho con uống nhiều nước trong thời gian bé bị táo bón
Một số biện pháp phòng ngừa và cải thiện táo bón cơ năng cho trẻ như sau:
Men vi sinh có tác dụng hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ
Những thông tin trong bài trên đã giúp mẹ hiểu táo bón cơ năng là gì và những biện pháp phòng tránh, cải thiện cho con rồi. Hãy để bé được ăn uống, sinh hoạt theo lịch trình khoa học, lành mạnh để con có hệ tiêu hóa tốt hơn, tăng sức đề kháng của cơ thể và khỏe mạnh hơn mỗi ngày.