Tác nhân khiến trẻ bị táo bón lâu ngày?

Trẻ bị táo bón lâu ngày thường quấy khóc, biếng ăn và có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Tác nhân khiến trẻ bị táo bón lâu ngày? Trẻ bị táo bón lâu ngày có tác hại như thế nào? 

Tác nhân khiến trẻ bị táo bón lâu ngày?

Trẻ bị táo bón kéo dài có thể do một số tác nhân sau:

Thức ăn

Thức ăn là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị táo bón. Với rất nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn,… khi trẻ ăn thường xuyên có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của con. Bởi tất cả các loại đồ ăn này đều có chứa rất ít chất xơ, không đủ đáp ứng hoạt động của nhu động ruột. Mỗi ngày trẻ cần bổ sung 20 – 25g chất xơ bằng các loại rau, củ, quả, để duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa dài lâu.

Tác nhân khiến trẻ bị táo bón lâu ngày?

Thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn,… là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị táo bón kéo dài

Sữa

Sữa bò, sữa công thức cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón, đặc biệt là với trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện hoàn toàn hay trẻ mắc chứng không dung nạp lactose có trong sữa bò.

Với trẻ sơ sinh, bé cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng để hệ tiêu hóa có thể phát triển đầy đủ. Với trẻ mắc chứng không dung nạp lactose, mẹ có thể cho bé uống các loại sữa hạt như sữa đậu nành, sữa đậu xanh, sữa óc hạt chó,… để hệ tiêu hóa của trẻ được cải thiện.

Không được bổ sung đủ nước

Không được bổ sung đủ nước khiến việc đào thải cặn thừa ra ngoài trở nên khó khăn, phân rắn và khô. Trong mỗi bữa  ăn mẹ hãy cho trẻ sử dụng khoảng 250ml chất lỏng để nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn.

Trẻ bị căng thẳng

Các nghiên cứu cũng chỉ ra não và ruột có sự liên quan. Những trẻ thường xuyên bị căng thẳng cũng có tỉ lệ bị táo bón cao hơn hẳn so với những trẻ hoạt bát, vui vẻ. Cha mẹ cần xác định các nguyên nhân khiến trẻ cảm thấy căng thẳng, giúp trẻ thư giãn, nhanh chóng cải thiện tình trạng táo bón.

Trẻ ít vận động

Các hoạt động thể chất hỗ trợ nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn. Cha mẹ cần khuyến khích trẻ chơi các trò chơi cần vận động cơ thể, tập cho bé các hoạt động sử dụng chân tay cũng là cách để giảm táo bón kéo dài. Trẻ ít vận động không chỉ trở nên kém linh hoạt mà còn khiến bệnh táo bón có xu hướng tăng nặng hơn.

Tác nhân khiến trẻ bị táo bón lâu ngày?

Trẻ ít vận động cũng khiến điều trị táo bón bị kéo dài

Thói quen bị thay đổi

Ngay cả chỉ với 1 thay đổi nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày cũng có thể khiến trẻ bị táo bón lâu ngày hơn. Các hoạt động khiến thói quen sinh hoạt hàng ngày bị thay đổi, nguyên nhân trẻ táo bón kéo dài có thể bao gồm:

  • Đi du lịch hay chuyển sang chỗ ở mới
  • Trẻ bắt đầu đi học hay thay đổi trường, lớp
  • Trẻ nghỉ hè hay nghỉ học nhiều ngày
  • Trẻ thường xuyên ở bên ngoài

Trẻ tập ngồi bô

Bắt đầu tập ngồi bô trẻ có xu hướng nhịn tiêu tiểu vì lo lắng, chưa quen. Cha mẹ hãy có gắng khiến tập ngồi bô là một hoạt động vui vẻ, không nên gây áp lực, để táo bón không bị kèo dài hơn.

Trẻ uống thuốc bị tác dụng phụ

Một số thuốc hay thực phẩm chức năng có thể khiến nhu động ruột suy giảm hoạt động khiến trẻ bị táo bón và táo bón kéo dài trong quá trình uống thuốc. Đặc biệt với những bé đề kháng kém thường xuyên phải dùng kháng sinh. Do đó, cha mẹ có thể nhờ bác sĩ tư vấn giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng táo bón kéo dài của con.

Hậu quả khi trẻ bị táo bón lâu ngày

Trẻ bị táo bón lâu ngày có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Cụ thể như sau:

  • Bị đau khi đại tiện khiến trẻ nhịn khi có nhu cầu càng làm trình trạng táo bón nghiêm trọng hơn và bị kéo dài hơn.
  • Độc tố bị tích tụ trong cơ thể, là nguyên nhân khiến trẻ bị nóng trang, ảnh hưởng đến gan, thận, trẻ dễ bị rôm sảy, mẩn ngứa, luôn cảm thấy bứt rứt, khó chịu. Trẻ cũng trở nên lười ăn, ngủ kém, ngủ không ngon giấc, thường xuyên mệt mỏi, quấy khóc.
  • Bị bệnh trĩ do gắng sức rặn khiến áp lực ổ bụng ra tăng. Bé đi đại tiện sẽ đau và thường có máu lẫn trong phân.
  • Nứt kẽ hậu môn làm trẻ bị đau đớn và chảy máu. mất máu kéo dài khiến trẻ có nguy cơ bị thiếu máu khiến sức đề kháng và các hoạt động sống khác bị suy giảm.
  • Xuất huyết đại – trực tràng, nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
  • Viêm ống hậu môn, rò hậu mộ, áp xe hậu môn do phân cứng làm rách hậu môn, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Tắc ruột do phân ứ đọng lâu ngày không được đào thải làm trẻ có những cơn đau bụng liên tục, chướng bụng và không đại – trung tiện được.

Khi trẻ bị táo bón kéo dài mẹ dùng nhiều cách không đỡ, mẹ nên đưa trẻ đi khám để được điều trị nhanh chóng, kịp thời.

Tác nhân khiến trẻ bị táo bón lâu ngày?

Cho trẻ uống men vi sinh giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón

Trẻ bị táo bón lâu ngày có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe. Để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ táo bón, ngoài thay đổi chế độ ăn và khắc phục các nguyên nhân trên, mẹ có thể cho bé uống thêm men vi sinh. Việc tăng cường lợi khuẩn không chỉ giúp tăng cường hệ tiêu hóa và ổn định chức năng đường ruột mà còn hỗ trợ tăng cường đề kháng, nâng cao miễn dịch cho bé khỏe mạnh. .

TƯ VẤN MIỄN PHÍ