Phải làm gì khi bé vặn mình nôn trớ thường xuyên?

Bé vặn mình nôn trớ thường xuyên không chỉ khiến con khó chịu và mệt mỏi mà còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé. Bố mẹ đã biết cần làm gì để cải thiện tình trạng này chưa?

Bé vặn mình nôn trớ thường xuyên có nguy hiểm không?

Bé vặn mình nôn trớ thường xuyên

Hiện tượng trẻ bị nôn trớ và ọc sữa sau khi bú thường là do con bú quá nhiều. Nếu đi kèm với các triệu chứng khác thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Trường hợp bé bị nôn trớ nhiều và thường xuyên có thể do bị dị tật về đường tiêu hóa như hẹp tá tràng, hẹp thực quản.

Bé vặn mình nôn trớ thường xuyên kèm với quấy khóc và bụng phập phồng. Thì đây là biểu hiện có thể rất nguy hiểm và thường gặp ở trẻ trên 3 tháng tuổi. Khi đó, bố mẹ nên cho trẻ đi khám nhi khoa để được xác định nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời.

Giải pháp cải thiện tình trạng trẻ vặn mình nôn trớ hiệu quả

Chia nhỏ khẩu phần của bé

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ khá non nớt và có dung tích nhỏ hơn rất nhiều. Vì thế để tránh tình trạng nôn trớ, mẹ nên cho trẻ bú nhiều lần trong ngày, không cho con ăn quá no sẽ giúp cho bé tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn.

Cho bé bú đúng cách

Phải làm gì khi bé vặn mình nôn trớ thường xuyên?

Cho bé bú đúng cách

Cách mẹ cho con bú cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ. Với bé bú mẹ, nếu lượng sữa mẹ cho bé bú nhiều hơn lượng sữa miệng con có thể nuốt mỗi lần sẽ làm thực phẩm trong dạ dày bị trào lên, khiến bé bị nôn trớ. Những bé bú bình không đúng cách cũng vậy, sẽ hút vào cùng lúc một lượng khí thừa đáng kể, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của bé.

Cho nên, để tránh tình trạng này, khi cho con bú mẹ chỉ nên cho bé bú từ từ, tránh để bé ăn quá no mỗi lần. Với trẻ bú bình, mẹ hãy giữ cho bình sữa nghiêng 45 độ, cho sữa luôn ngập cổ bình và không để khí vào dạ dày con.

Không để con nằm ngay sau khi ăn

Phải làm gì khi bé vặn mình nôn trớ thường xuyên?

Không để con nằm ngay sau khi ăn

Trẻ nhỏ rất dễ nuốt hơi vào trong lúc đang bú mẹ. Nếu mẹ cho bé nằm ngay thì tình trạng nôn trớ sẽ rất dễ xảy ra. Cho nên, sau khi cho bé ăn xong, mẹ không nên cho bé nằm ngay. Tốt nhất, hãy vỗ ợ hơi cho bé để giảm bớt lượng khí thừa, tránh khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu.

Tư thế ngủ đúng cho bé

Tư thế ngủ đúng không chỉ giúp bé ngủ ngon hơn mà còn giúp cải thiện phần nào nguy cơ bị trào ngược. Mẹ có thể nâng đầu nằm của bé lên cao một góc khoảng 30 độ. Độ nghiêng này sẽ giúp thực phẩm trong dạ dày không bị trào ngược lên trong khi bé ngủ.

Nới lỏng quần áo

Khi quần áo quá chặt sẽ làm cho thành bụng và dạ dày bị chèn ép nên trẻ rất dễ bị nôn trớ. Cho nên, mẹ cần nới lỏng quần áo của trẻ, cho con mặc quần áo rộng rãi càng thoáng càng tốt, nhất là khu vực quanh bụng.

Thêm nữa, nếu trẻ nôn trớ sau khi bú, mẹ cần nghiêng đầu trẻ sang một bên để tránh sặc chất nôn. Hút sạch chất nôn trong mũi, miệng và họng trẻ. Khi hết cơn nôn, cho trẻ uống nước ấm, oresol từ từ. Sau đó, đánh giá chất nôn, và tiếp tục theo dõi trẻ.

Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ với men vi sinh

Phải làm gì khi bé vặn mình nôn trớ thường xuyên?

Bổ sung lợi khuẩn probiotic hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ

Bổ sung men vi sinh cho trẻ hay nôn trớ giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và nâng cao đề kháng cho trẻ cũng là lựa chọn được nhiều mẹ ưa chuộng hiện nay. Việc bổ sung lợi khuẩn sớm cho bé sẽ giúp duy trì hoạt động ổn định của đường ruột, hạn chế các vấn đề tiêu hóa nhất là ở những bé tiêu hóa kém và gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột, trong đó có nôn trớ. 

Bé vặn mình nôn trớ là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nếu bé chỉ nôn trớ thông thường thì mẹ không cần quá lo lắng mà hãy thật bình tĩnh xử lý. Với những bé nôn trớ kèm các triệu chứng bất thường như: đau bụng, sốt, trớ có máu,… thì cần đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay lập tức bởi rất có thể bé đang mắc phải những bệnh lý nguy hiểm.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ