Những lưu ý khi xây dựng dinh dưỡng cho trẻ bị viêm đường tiêu hóa

Các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa ở trẻ em cần phát hiện kịp thời và xử lý đúng cách để không ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển về sau của trẻ. Dưới đây là những lưu ý khi xây dựng dinh dưỡng cho trẻ bị viêm đường tiêu hóa.

Nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiêu hóa ở trẻ em là gì?

Những lưu ý khi xây dựng dinh dưỡng cho trẻ bị viêm đường tiêu hóa

Nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiêu hóa ở trẻ em là gì?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ, trong đó phổ biến phải kể tới như:

  • Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn non nớt chưa hoàn thiện nên rất dễ gặp phải các vấn đề về đường ruột.
  • Sức đề kháng của con còn kém nên dễ bị vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… tấn công
  • Trẻ bị viêm đường tiêu hóa do dùng kháng sinh. Bởi kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà còn diệt cả vi khuẩn có lợi dẫn đến mất cân bằng sinh thái đường ruột, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe tiêu hóa cho con điển hình như rối loạn tiêu hóa, trẻ bị tiêu chảy,…
  • Vệ sinh kém, không đảm bảo an toàn thực phẩm, trẻ bị nhiễm bẩn từ đồ chơi, quần áo…
  • Trẻ bị bệnh đường tiêu hóa do biến chứng từ các bệnh khác như: viêm phế quản, viêm phổi, viêm đường hô hấp…
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu các vi chất quan trọng khiến bé gặp các bệnh về tiêu hóa như táo bón lâu ngày ở trẻ,…
  • Cho trẻ ăn thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn chứa chất bảo quản, đồ ăn tái, đồ uống có ga…

Những lưu ý khi xây dựng dinh dưỡng cho trẻ bị viêm đường tiêu hóa

Với trẻ viêm đường tiêu hóa kèm theo các biểu hiện bất thường như bé quấy khóc, sụt cân, sốt cao,… tốt nhất ba mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trẻ viêm đường tiêu hóa dạng nhẹ, bé vẫn ăn uống và vui chơi bình thường, ba mẹ cần lưu ý chăm sóc bé đúng cách và thiết lập chế độ ăn phù hợp giúp con cải thiện tiêu hóa và tăng cường sức khỏe tối ưu.

Những lưu ý khi xây dựng dinh dưỡng cho trẻ bị viêm đường tiêu hóa

Những lưu ý khi xây dựng dinh dưỡng cho trẻ bị viêm đường tiêu hóa

Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm đường tiêu hóa, cha mẹ cần lưu ý những yếu tố sau đây:

  • Nên chọn lựa cho bé sử dụng những nguồn thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ.
  • Thức ăn cho trẻ cần nấu chín kỹ, không ăn đồ tái tránh gây đầy bụng, tiêu chảy
  • Nguồn nước uống cho trẻ thật đảm bảo, cần đun sôi và để nguội.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để bù chất điện giải và chất khoáng bị mất do nôn mửa và tiêu chảy. Bạn cũng có thể thay bằng sữa mẹ với trẻ còn đang trong độ tuổi sơ sinh.
  • Các món ăn cho trẻ bị viêm đường tiêu hóa nên chế biến dưới dạng loãng và nhiều chất dinh dưỡng dễ tiêu như súp, cháo, cơm nhão…
  • Với thực phẩm chưa đạm như thịt, cá, tôm nên băm nhỏ và nấu kĩ sẽ giúp dạ dày và đường ruột của bé dễ dàng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn trong tình trạng đang bị tổn thương.
  • Không nêm nếm quá nhiều gia vị vào trong thức ăn cho trẻ bị viêm đường tiêu hóa bởi sẽ khiến niêm mạc đường ruột của bé bị kích ứng và làm tăng tiết axit dạ dày.
  • Không nên ăn đồ ăn chiên, rán, dầu mỡ, nước ngọt có ga bởi chúng gây khó tiêu và làm tăng nặng triệu chứng khó chịu cho bé.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không nên để bé ăn quá no để giảm gánh nặng lên đường tiêu hóa
  • Nên cho trẻ ăn thức ăn ấm, tránh cho con ăn thức ăn quá nóng bởi thức ăn khi còn nóng có thể khiến dạ dày bị tổn thương nặng hơn. Ngược lại thức ăn quá nguội để lâu bên ngoài dễ khiến vi khuẩn phát triển
  • Theo dõi, ghi chép lại thực đơn của trẻ để tránh sử dụng các thực phẩm trẻ từng bị dị ứng trong thực đơn của bé.

Ngoài ra mẹ nên cho trẻ uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn để hỗ trợ tăng sức đề kháng và hỗ trợ tăng cường tiêu hóa. Đây cách chăm sóc và bảo vệ đường tiêu hóa của trẻ nhanh chóng và hiệu quả được nhiều ba mẹ ưa chuộng và tin dùng hiện nay.

Những lưu ý khi xây dựng dinh dưỡng cho trẻ bị viêm đường tiêu hóa

Kết hợp cho bé biếng ăn bổ sung sớm men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa

Bổ sung lợi khuẩn probiotics giúp đưa hệ vi sinh của trẻ về trạng thái cân bằng giúp duy trì ổn định hoạt động của đường ruột. Việc tăng cường lợi khuẩn giúp ức chế và kìm hãm sự phát triển của các hại khuẩn, tạo thành hàng rào ngăn chặn sự xâm nhập của  hại khuẩn. Nhờ đó cải thiện tối ưu vấn đề thường gặp ở trẻ như: biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, nôn trớ… giúp bé tiêu hóa tốt, miễn dịch vững vàng, mẹ càng an tâm hơn!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ