Những điều mẹ cần biết về biếng ăn tâm lý ở trẻ

Biếng ăn tâm lý là phản ứng tâm lý của trẻ khi ba mẹ bắt con ăn đủ bữa, đủ số lượng, ép bé bú đủ để tăng cân,… Tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ nếu kéo dài sẽ khiến con căng thẳng, sợ hãi khi nhìn thấy đồ ăn, dần dần tạo thành chứng “biếng ăn tâm lý”.

Nhận biết đúng tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ

Tại Việt Nam, biếng ăn tâm lý ở trẻ là một khái niệm mới, tuy nhiên hiện tượng này đã tồn tại rất lâu. Hiểu đơn giản, biếng ăn tâm lý chính là tình trạng con chán ăn do bị tác động từ yếu tố tâm lý, tâm trạng.

Biếng ăn tâm lý thường do môi trường, cách chăm sóc của ba mẹ chưa đúng. Phổ biến, biếng ăn tâm lý của con là phản ứng tâm lý của bé khi ba mẹ ép con ăn đủ bữa, đủ số lượng, ép bú, ép con ăn đúng giờ ngay cả khi con không có nhu cầu. Nguyên nhân gây biếng ăn tâm lý ở trẻ khác cũng phải kể tới là do bé khủng hoảng ngủ, đi du lịch, chuyển nhà, mọc răng,… cũng ảnh hưởng tới tâm lý ăn uống của con.

Những điều mẹ cần biết về biếng ăn tâm lý ở trẻ

Biếng ăn tâm lý chính là tình trạng con chán ăn do bị tác động từ yếu tố tâm lý, tâm trạng.

Tình trạng này kéo dài gây căng thẳng cho bé, con dễ sợ hãi khi nhìn thấy đồ ăn, chống đối khi đến bữa, dần dần tạo thành chứng biếng ăn tâm lý. Độ tuổi bé dễ gặp phải biếng ăn tâm lý thường từ 4 tháng tới 2 tuổi. Với những bé trên 2 tuổi sẽ ít gặp hơn do con có thể chủ động từ chối khi con không muốn ăn.

Những biểu hiện dễ nhận biết ở trẻ biếng ăn tâm lý, mẹ cần lưu ý:

  • Con khỏe mạnh, không gặp các vấn đề sức khỏe nhưng càng ngày càng biếng ăn
  • Bé quấy khóc khi đến bữa, không hợp tác khi mẹ đút cho con ăn
  • Trẻ ăn ngậm, phun thức ăn, ném thìa, ném bát, con dù nuốt thức ăn nhưng vẫn khóc
  • Bé mút tay, tìm ti nhưng con ăn rất ít hoặc không ăn,…

Để xác định chính xác bé có biếng ăn tâm lý hay không, ba mẹ có thể căn cứ vào các chỉ số như lượng thức ăn trong 1 ngày của con ít hơn 1/2 lượng được khuyến nghị của bác sĩ, con bị táo bón thường xuyên (đi đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần), phân ít và cứng, cân nặng của con không thay đổi trong 3 tháng liên tục, bé chậm tăng cân hoặc sụt cân.

Những điều mẹ cần biết về biếng ăn tâm lý ở trẻ

Xác định chính xác bé có biếng ăn tâm lý hay không giúp mẹ chăm sóc và cải thiện sức khỏe kịp thời cho bé

Cách chăm sóc và cải thiện chứng biếng ăn tâm lý ở bé

Với những bé gặp biếng ăn tâm lý, ba mẹ cần thay đổi thói quen, hành vi và phương pháp chăm sóc con để cải thiện tình trạng này hiệu quả. Theo đó, để cải thiện và phòng ngừa biếng ăn tâm lý, ba mẹ cần lưu ý:

  • Nên tạo môi trường ăn thoải mái cho con, cho bé cầm nắm và lựa chọn thực phẩm mà con thích.
  • Không thúc ép hay cáu gắt với con
  • Tránh việc tạo thói quen cho bé xem ti vi, điện thoại trong lúc ăn gây mất tập trung
  • Thiết lập thực đơn khoa học và đa dạng thực phẩm cho bé, đảm bảo bổ sung đủ 4 nhóm chất (chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất), chia nhỏ các bữa để tránh gây áp lực cho con
  • Tạo không khí ăn uống vui vẻ, gần gũi với trẻ

Mẹ nên tạo môi trường ăn thoải mái cho con, cho bé cầm nắm và lựa chọn thực phẩm mà con thích.

  • Không nên cho bé ăn vặt trước bữa ăn, ảnh hưởng tới việc ăn bữa chính của bé
  • Với những bé khó uống thuốc, mẹ cũng không nên trộn thuốc cào thức ăn để đánh lừa con.

Khi bé gặp tình trạng biếng ăn tâm lý, ba mẹ cũng nên ân cần, kiên nhận động viên bé để con thoải mái hơn, nhờ đó con ăn uống tốt hơn mà ba mẹ không cần ép. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể đưa con đi thăm khám dinh dưỡng để được tư vấn và hướng dẫn chuyên sâu giúp cải thiện sức khỏe hiệu quả cho bé.

Bên cạnh đó, với những bé gặp tình trạng tiêu hóa kém, con táo bón tiêu chảy, gây ảnh hưởng tâm lý khiến bé biếng ăn. Lúc này, ngoài những giải pháp trên, các mẹ có thể tham khảo kết hợp cho trẻ uống men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng kịp thời cho trẻ.

Những điều mẹ cần biết về biếng ăn tâm lý ở trẻ

Kết hợp dùng thêm men lợi khuẩn hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé biếng ăn tiêu hóa kém

Sử dụng men lợi khuẩn đúng cách giúp bổ sung hàm lượng lợi khuẩn đáng kể, nhanh chóng thiết lập cân bằng hệ vi sinh và duy trì hoạt động ổn định của đường ruột cho bé. Điều này cũng tạo tiền đề giúp con tiêu hóa tốt hơn, nhờ đó bé ăn ngoan và hấp thu tốt.

Hi vọng với những thông tin hữu ích trong bài đã giúp ba mẹ hiểu hơn về tình trạng biếng ăn tâm lý ở bé và có những biện pháp phù hợp cải thiện cho con hiệu quả. Chúc bé yêu của ba mẹ luôn thật khỏe mạnh, ăn ngoan, tiêu hóa tốt và phát triển toàn diện!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ