Nhận biết đúng các triệu chứng đường ruột yếu ở trẻ

Đường ruột yếu ở trẻ là hiện tượng dễ gặp phải với bất cứ đứa trẻ nào, khi hệ tiêu hóa của con chưa phát triển hoàn thiện như người trưởng thành. Bố mẹ hãy đọc ngay bài sau để biết nhận biết đúng các triệu chứng đường ruột yếu ở trẻ và tìm ra biện pháp khắc phục kịp thời!

Nhận biết đúng các triệu chứng đường ruột yếu ở trẻ

Các triệu chứng đường ruột yếu ở trẻ rất dễ nhận biết, nếu bố mẹ thấy con có những biểu hiện sau thì chứng tỏ bé đang gặp vấn đề hệ tiêu hóa:

  • Tình trạng nôn trớ hay xảy ra ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên trẻ mới lớn cũng có thể gặp hiện tượng này bởi hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện.

Nhận biết đúng các triệu chứng đường ruột yếu ở trẻ

Buồn nôn và nôn trớ là biểu hiện trẻ bị đường ruột yếu, tiêu hóa kém

  • Tiêu chảy là hiện tượng hay gặp ở trẻ đường ruột yếu, khi con có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa. Nếu không được cải thiện kịp thời sẽ rất dễ xảy ra tình trạng mất nước.
  • Táo bón cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề. Trẻ nhỏ bị táo bón gặp khó khăn khi đi đại tiện, đau rát hậu môn, chảy máu..
  • Trẻ đường ruột yếu, bị rối loạn tiêu hóa có thể xuất hiện triệu chứng đi ngoài phân sống khi thức ăn không được chuyển hóa, trẻ kém hấp thu dinh dưỡng, đi phân thải lổn nhổn, có dịch nhầy..
  • Tình trạng đầy hơi chướng bụng cũng thường gặp ở trẻ có đường ruột yếu, khi thức ăn không được xử lý khiến bụng căng tức, sinh ra hơi dư thừa.

Chế độ ăn cho trẻ bị đường ruột yếu như thế nào?

Chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện sức khỏe đường ruột cho bé. Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ đường ruột yếu mẹ cần chú ý những điều sau:

  • Không cho trẻ ăn quá nhiều một lúc gây áp lực cho hệ tiêu hóa, thay vào đó mẹ cần chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và cho trẻ ăn với lượng vừa đủ để cơ thể bé chuyển hóa dinh dưỡng tốt hơn.
  • Nấu các món ăn mềm, dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng như cháo, súp, canh dinh dưỡng.. Tránh cho con ăn các thực phẩm nhiều chất béo, gây khó tiêu, đồ ăn không hợp vệ sinh, đồ ăn cay nóng hay bánh kẹo nhiều đường.
  • Với trẻ còn bú mẹ cần ưu tiên cho bé bú mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng đầu đời. Nếu mẹ không có khả năng cho con bú thì cần lựa chọn loại sữa công thức phù hợp với hệ tiêu hóa của bé.
  • Tăng cường cho con uống nhiều nước với các loại sữa, nước trái cây như nước dừa, nước cam, nước ép táo… để hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
  • Với những bé đường ruột yếu do loạn khuẩn, con biếng ăn tiêu hóa kém, các mẹ có thể lựa chọn kết hợp dùng thêm men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho con. Hàm lượng lợi khuẩn dồi dào từ men vi sinh khi được bổ sung cho bé giúp bảo vệ thành ruột, hỗ trợ tăng cường chức năng tiêu hóa, hỗ trợ tăng sức đề kháng cơ thể. Nhờ đó giúp phòng ngừa nhiều vấn đề tiêu hóa ở trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ một cách hiệu quả.

Nhận biết đúng các triệu chứng đường ruột yếu ở trẻ

Kết hợp bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ

Những sai lầm thường gặp khi trị bệnh đường ruột cho trẻ

Khi thấy trẻ có triệu chứng đường ruột yếu, nhiều bố mẹ đã tự ý điều trị cho con nhưng lại mắc một số sai lầm khiến bệnh nặng hơn. Dưới đây là một số sai lầm thường mắc khi chăm sóc trẻ đường ruột kém, bố mẹ cần lưu ý:

  • Cho con ăn đồ chát, cay nóng để trị tiêu chảy, lạnh bụng: Biện pháp này không tốt với hệ tiêu hóa, thậm chí còn gây kích ứng niêm mạc ruột và khiến cho tình trạng của con tồi tệ hơn.
  • Tự ý mua và dùng thuốc không theo chỉ định bác sĩ: Trị bệnh táo bón, tiêu chảy cho trẻ với các loại thuốc tự mua chỉ là biện pháp trị triệu chứng, không trị tận gốc mà còn có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Bố mẹ không nên tự dùng thuốc để chữa cho con tại nhà.
  • Kiêng khem cho trẻ quá mức: Hiện tượng đầy hơi chướng bụng khiến trẻ chán ăn, và với các bệnh lý tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột cũng làm cho bé sợ ăn, biếng ăn. Lúc này bố mẹ không nên cho con nhịn ăn hoặc kiêng khem quá mức bởi cơ thể suy nhược vì thiếu chất sẽ không có đủ năng lượng chống lại bệnh tật.
  • Chờ bệnh tự khỏi: Với nhiều trường hợp bệnh nặng, trẻ có các dấu hiệu bất thường, bố mẹ cần cho con đi khám ngay, không tự ý chữa cho con tại nhà và chờ bệnh tự khỏi. Một số bệnh để lâu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm ruột thừa, lồng ruột, tắc ruột..

Nhận biết đúng các triệu chứng đường ruột yếu ở trẻ

Cho trẻ đi khám bác sĩ nếu tình trạng bệnh của con không thuyên giảm

Nhận biết các triệu chứng đường ruột yếu ở trẻ giúp bố mẹ hiểu được tình trạng bệnh của con, từ đó tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có cách khắc phục kịp thời. Nếu thấy trẻ không khỏi, bệnh không thuyên giảm, còn kém ăn kèm các biểu hiện bất thường như sốt cao, quấy khóc, mệt mỏi,… bố mẹ cần cho con đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ