Nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ thành vòi

Trẻ thường xuyên bị nôn trớ khiến mẹ bỉm cảm thấy lo lắng điều này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng hấp thu của bé. Nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ thành vòi là gì? Có gây ảnh hưởng gì cho sức khỏe hay không? Hướng dẫn mẹ bỉm cách chăm sóc trẻ bị nôn trớ thành vòi.

Nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ thành vòi

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ thành vòi nguyên nhân chủ yếu là do van dạ dày thực quản bị yếu, không ngăn được sữa từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Đây là van 1 chiều, chỉ mở để thức ăn từ thực quản xuống dạ dày nhưng do cấu tạo và chức năng của van vẫn chưa hoàn thiện nên đôi khi sữa vẫn bị trào ngược lên, phun thành vòi qua miệng.

Trẻ sơ sinh có thể bị nôn trớ do các nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Để điều trị đúng, giảm nôn trớ cho bé nhanh nhất mẹ cần xác định được đúng nguyên nhân.

Nguyên nhân sinh lý

Trẻ sơ sinh 1 – 2 tháng tuổi thường bị nôn trớ hơn so với trẻ lớn vì cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, van dạ dày thực quản vẫn có khe hở, không hoàn toàn là van 1 chiều. Bé sẽ thường xuyên bị nôn trớ hơn khi mẹ cho bú ở tư thế nằm ngang khiến sữa và không khí trong dạ dày dễ dàng bị đẩy ngược trở lại khiến bé bị nôn trớ. Trẻ bị nôn trớ sinh lý không nguy hiểm, không ảnh hưởng tới sức khỏe và có thể cải thiện bằng cách thay đổi tư thế cho bú.

Nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ thành vòi

Trẻ sơ sinh 1 – 2 tháng tuổi thường bị nôn trớ vì cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh

Nguyên nhân bệnh lý

Với bé lớn hơn, từ 7, 8 tháng tuổi trở đi vẫn tiếp tục bị nôn trớ thành vòi thường xuyên thì có thể bé đã mắc bệnh lý, mẹ cần đưa con đi khám để để xác định chính xác nguyên nhân và điều trị đúng cách, kịp thời.

Mẹ nên đưa con đến các trung tâm y tế ngay khi nhận thấy trẻ sơ sinh bị nôn trớ thành vòi đi kèm các dấu hiệu như:

  • Bé bị nôn trớ thành vòi liên tục cả khi không bú
  • Trẻ bị nôn trớ sau khi bú lại tiếp tục đòi bú và lặp lại việc nôn trớ
  • Trẻ bị đau bụng quằn quại
  • Trẻ bị sốt,…

Nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ thành vòi

Mẹ nên đưa con đi khám ngay khi nhận thấy bé bị nôn trớ thành vòi đi kèm sốt, đau bụng quằn quại

Cách chăm sóc bé bị nôn trớ thành vòi

Tùy từng nguyên nhân mà mẹ cần có chế độ chăm sóc trẻ sơ sinh bị nôn trớ phù hợp để cải thiện nhanh chóng. Cụ thể như sau:

Với trẻ nôn trớ sinh lý

Đối với trẻ bị nôn trớ sinh lý có thể khắc phục dễ dàng bằng cách:

  • Cho bé bú bầu vú bên trái trước, bên phải sau để sữa dễ dàng di chuyển xuống dạ dày, không gây trào ngược. Thời gian bú mỗi bên cũng không nên quá 10 phút để bé vừa đủ no và không nuốt phải quá nhiều không khí vào bụng cũng gây nôn trớ thành vòi.
  • Không nên để bé vừa khóc vừa bú để hạn chế lượng hơi có thể nuốt vào gay đầy hơi, chướng bụng, nôn trớ thành vòi.
  • Cho bé bú đúng tư thế, mặt đối diện với bầu vú/bình sữa, miệng ngậm kín núm vú, đầu – lưng – mông nằm trên một đường thẳng lệch 1 góc 30 độ so với mặt phẳng nằm ngang.
  • Sau khi bé bú no nên thực hiện vỗ ợ hơi và bế bé trên tay thêm khoảng 15 – 20 phút trước khi đặt bé nằm xuống.
  • Đặt bé nằm gối cao đầu khoảng 30 độ, nằm nghiêng trái cũng giúp bé ít nôn trớ hơn.

Cho bé bổ sung men lợi khuẩn để thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa, cải thiện và ngăn ngừa tình trạng nôn trớ

Chăm sóc tiêu hóa và đề kháng của trẻ với men vi sinh hỗ trợ bổ sung probiotic

  • Mẹ có thể kết hợp cho bé bổ sung men lợi khuẩn để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé. Việc tăng cường lợi khuẩn giúp hệ vi sinh của bé được duy trì ở trạng thái cân bằng, hỗ trợ cải thiện và ngăn ngừa nhiều vấn đề tiêu hóa ở trẻ.

Với trẻ nôn trớ bệnh lý

  • Sau khi cho trẻ bú nên bế vác bé gối đầu lên vai và tiến hành vỗ ợ hơi.
  • Đặt bé nằm gối cao đầu, nghiêng một bên để khi trẻ bị nôn thì chất nôn cũng không bị hít vào phổi
  • Không nên cho bé bú quá no, quá lâu để dạ dày không bị quá đầy và không có quá nhiều không khí
  • Cho bé đi khám để điều trị bệnh lý, uống thuốc đúng theo đơn của bác sĩ hoặc thực hiện phẫu thuật trong những trường hợp cần thiết.

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ nôn trớ thành vòi. Phần lớn tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh đều không nguy hiểm, sẽ giảm dần cùng với quá tình bé lớn lên. Tuy nhiên khi nhận thấy bé bị nôn trớ đi kèm sốt, bụng đau quằn quại,… thì mẹ cần đưa đi khám ngay để đảm bảo an toàn.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ