Nguyên nhân khiến trẻ khó thở sau khi uống sữa bò

Một số trẻ có dấu hiệu khó thở khi sử dụng sữa bò hoặc sữa động vật khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí còn gây nguy hiểm cho tính mạng của bé. Nguyên nhân khiến trẻ khó thở sau khi uống sữa bò là gì? Làm thế nào để giúp bé đảm bảo an toàn? Câu trả lời có trong nội dung bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ khó thở sau khi uống sữa bò

Trẻ khó thở sau khi uống sữa bò cho thấy bé đã mắc chứng dị ứng đạm sữa bò. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là hệ miễn dịch của bé nhận định đạm có trong sữa bò gây hại cho sức khỏe nên tăng cường tiết kháng thể IgF để khống chế các loại protein này. Nếu trẻ tiếp tục uống sữa bò các kháng thể IgE trong cơ thể sẽ nhanh chóng nhận diện được các loại đạm sữa bò. Ngay lập tức hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt, giải phóng các histamin và các chất trung gian khác, tạo ra các biểu hiện lâm sàng như khó thở, nôn trớ, chàm da,…

Có 2 loại đạm trong sữa bò có thể khiến trẻ bị dị ứng là whey và casein. Trẻ có thể bị dị ứng với 1 trong 2 hoặc cả 2 loại đạm này. Thông thường trẻ mắc chứng dị ứng đạm sữa bò sẽ bị dị ứng với tất cả các sữa có nguồn gốc động vật khác như sữa cừu, sữa dê,… Một số ít trẻ thậm chí còn bị dị ứng cả với đạm có trong sữa đậu nành.

Hầu hết sữa công thức đang có trên thị trường đều là chế phẩm của sữa bò. Do đó trẻ khó thở sau khi uống sữa bò cũng bị khó thở khi uống sữa công thức.

Nguyên nhân khiến trẻ khó thở sau khi uống sữa bò

Trẻ khó thở sau khi uống sữa bò cho thấy bé đã mắc chứng dị ứng đạm sữa bò

Các triệu chứng của dị ứng đạm sữa bò

Bên cạnh triệu chứng khó thở, thở khò khè trẻ bị dị ứng đạm sữa bò còn có những triệu chứng khác, được chia làm 2 loại là dị ứng sớm và dị ứng muộn. Tùy vào mức độ phản ứng miễn dịch của từng trẻ mà các triệu chứng có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Trong đó:

Các triệu chứng sớm của dị ứng đạm sữa bò gồm có:

  • Nôn trớ
  • Khó thở, thở khò khè
  • Chàm da, phát ban
  • Sốc phản vệ: Đây là phản ứng nghiêm trọng nhất của tất cả các loại dị ứng, trong đó có dị ứng đạm sữa bò. Khi này đường thở của trẻ bị thu nhỏ, co thắt, phù nề gây khó thở, hạ huyết áp, da ngứa ngáy và mặt đỏ bừng,… Nếu không được cấp cứu kịp thời tính mạng của trẻ có thể gặp nguy hiểm.

Nguyên nhân khiến trẻ khó thở sau khi uống sữa bò

Bên cạnh triệu chứng khó thở, thở khò khè trẻ bị dị ứng đạm sữa bò còn bị nôn trớ, phát ban

Các triệu chứng muộn của dị ứng đạm sữa bò gồm có:

  • Tiêu chảy, phân có lẫn máu hoặc dịch nhầy
  • Bụng bị co thắt, đau quặn
  • Ho, thở khò khè, khó thở
  • Chảy nước mắt, nước mũi
  • Da phát ban, ngứa ngáy

Phòng ngừa hiện tượng dị ứng đạm sữa bò cho trẻ

Dị ứng đạm sữa bò là dị ứng thực phẩm phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với khoáng 2 – 7.5% trẻ mắc chứng này. Hiện tượng này cũng sự tự chấm dứt trước khi trẻ được 3 tuổi. Trẻ có cơ địa mẫn cảm, dễ dị ứng với bất kỳ một tác nhân nào khác cũng có nguy cơ bị dị ứng đạm sữa bò cao. Trẻ sinh ra trong giai đình có người thân từng bị dị ứng đạm sữa bò cũng có nguy cơ mắc cao hơn so với những trẻ khác. Trẻ bị viêm da, hen suyễn,… cũng là những đối tượng dễ mắc chứng dị ứng đạm sữa bò.

Để đề phòng chứng bệnh này mẹ cần cho bé tránh xa sữa và các chế phẩm của sữa. Có rất nhiều loại thực phẩm thành phần có chứa sữa như bánh, kẹo, bột ăn dặm,… khi mua mẹ cần chú ý thành phần dinh dưỡng trên bao bì để chủ động tránh sử dụng cho bé. Ngoài ra mẹ cũng cần làm sạch đồ dùng, không gian sống của trẻ, nhờ bác sĩ tư vẫn phương pháp xử lý tại nhà khi trẻ bị dị ứng đạm sữa bò.

Bổ sung men lợi khuẩn cho trẻ cũng là cách để hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé nhanh chóng hoàn thiện, hệ vi sinh đường ruột cân bằng. Nhờ đó, các lợi khuẩn được bổ sung sẽ hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và tăng đề kháng tối ưu cho trẻ mắc chứng dị ứng đạm sữa bò.

Nguyên nhân khiến trẻ khó thở sau khi uống sữa bò

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Nhận thấy dấu hiệu trẻ khó thở sau khi uống sữa bò mẹ cần đưa bé đến trung tâm y tế ngay để bác sĩ khám và đưa ra chỉ dẫn phù hợp nhất. Đối với trẻ bị dị ứng đạm sữa bò nhưng vẫn phải uống sữa công thức mẹ cũng nên nhờ bác sĩ tư vấn loại sữa phù hợp với trẻ.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ