Nguyên nhân khiến trẻ ăn bị nôn, mẹ cần lưu ý!

Nôn là hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ, khi mà hệ tiêu hóa của con chưa được hoàn thiện đầy đủ. Thông thường nôn trớ ở trẻ sẽ tự hết sau vài ngày, tuy nhiên nếu trẻ vẫn cứ nôn sau nhiều ngày thì mẹ tuyệt đối không nên bỏ qua. Dưới đây là nguyên nhân khiến trẻ ăn bị nôn, mẹ cần lưu ý!

Nguyên nhân khiến trẻ ăn bị nôn, mẹ cần lưu ý!

Nguyên nhân khiến trẻ ăn bị nôn, mẹ cần lưu ý!

Nguyên nhân khiến trẻ ăn bị nôn, mẹ cần lưu ý!

Biểu hiện nôn trớ do bệnh lý ở trẻ

Trẻ nôn trớ rất có thể đang gặp vấn đề về sức khoẻ, mẹ cần lưu ý các biểu hiện cụ thể như sau:

  • Nhiễm trùng dạ dày ruột: Trẻ trong giai đoạn 1 – 3 tuổi khi ăn phải những thực phẩm nhiễm vi khuẩn, hoặc lây nhiễm từ môi trường sẽ gây nên biểu hiện như sốt, đau bụng, trẻ bị tiêu chảy và nôn.
  • Dị dạng đường tiêu hóa: Xảy ra ở trẻ bị khiếm khuyết hoặc dị dạng đường tiêu hóa bẩm sinh như teo hẹp thực quản, phình đại tràng,… Lúc này, con cần đi được đi khám và tiến hành can thiệp sớm.
  • Dị ứng thực phẩm: Trẻ bị nôn có thể do dị ứng sữa, dị ứng với hải sản, đậu phộng, cá…  khiến trẻ buồn nôn và tiêu chảy sau khi ăn.
  • Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính như viêm họng, viêm phổi, viêm dạ dày ruột, viêm màng não,…. Biểu hiện kèm theo có thể là sốt, chảy nước mũi và ho.
  • Trẻ mắc bệnh ngoại khoa nghiêm trọng như: Lồng ruột, tắc ruột, khiến trẻ ăn hay bị nôn, kèm theo những cơn đau bụng quằn quại.
  • Trẻ bị viêm tai giữa: Lúc này, trẻ dễ nôn sau khi ăn đồng thời kèm theo các biểu hiện biếng ăn, khó thở, tim đập nhanh, nôn ra máu kèm dịch xanh, tiêu chảy… Lúc này mẹ cần đưa trẻ đi viện ngay lập tức để tránh chuyển biến xấu hơn.

Do ăn uống sai cách khiến trẻ nôn

Trẻ bị nôn rất có thể là do cách ăn uống không khoa học. Các mẹ nên kiểm tra xem liệu mình có mắc sai lầm khi cho bé ăn không nhé:

  • Mẹ cho bé ăn nhiều, uống nhiều sữa, bú quá no, ép con ăn quá ngưỡng có thể làm bé bị nôn.
  • Bé bú không đúng tư thế, bú bình chưa đúng cách, làm bé nuốt nhiều khí vào dạ dày, gây nôn trớ sau ăn.
  • Khi bé vừa ăn xong mẹ đã đặt bé nằm ngay lập tức, quấn tã, băng rốn quá chặt, khiến bé bị khó thở, tức bụng dẫn đến nôn

Mẹ khắc phục trẻ ăn bị nôn bằng cách nào?

Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng 

Nguyên nhân khiến trẻ ăn bị nôn, mẹ cần lưu ý!

Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng 

Để khắc phục trẻ sơ sinh ăn bị nôn, mẹ nên:

  • Nếu có thể hãy cho trẻ bú sữa mẹ thay vì bú bằng bình và sữa công thức.
  • Tránh cho trẻ bú sữa quá nhiều, hãy cho trẻ bú với lượng nhỏ và thường xuyên.
  • Cho trẻ ợ hơi giúp giảm thiểu đáng kể sự nôn trớ sau khi bú sữa.
  • Để trẻ ở tư thế an toàn, không vận động mạnh trong vòng ít nhất 30 phút sau khi bú sữa.
  • Kiểm tra xem thuốc mà trẻ đang sử dụng có tác dụng phụ gì không. Nếu có hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về một số loại thuốc khác nhé.
  • Nếu tình trạng này vẫn kéo dài và ảnh hưởng đến cân nặng, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để nhận được sự trợ giúp.

Với trẻ trên 6 tháng tuổi

Nguyên nhân khiến trẻ ăn bị nôn, mẹ cần lưu ý!

Với trẻ trên 6 tháng tuổi

  • Cho trẻ ăn thức ăn quen thuộc trước khi đổi sang những thức ăn mới lạ. Cho trẻ ăn với lượng nhỏ mỗi bữa, không cho trẻ ăn quá nhanh.
  • Giữ vệ sinh thực phẩm và các vật dụng liên quan.
  • Trong quá trình cho trẻ ăn mẹ nên thử tạo một số hoạt động thú vị và vui vẻ.
  • Kiểm tra xem ngoài nôn, trẻ có gặp các triệu chứng khác như là sốt, đau bụng, co giật, khó chịu, tiêu chảy,…Nếu có thì có thể do nhiễm trùng, cần phải được đưa đi bác sĩ ngay trong vòng 24 giờ.

Ngoài ra, để chăm sóc tiêu hoá và đề kháng bé khoẻ mạnh, tạo tiền đề giúp con hấp thu và tăng cân tốt, hạn chế nôn trớ, các mẹ cũng có thể kết hợp cho bé uống men vi sinh nhằm bổ sung lợi khuẩn. Đây là giải pháp hữu hiệu giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hoá, hỗ trợ tăng sức đề kháng và thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa cho con.

Nguyên nhân khiến trẻ ăn bị nôn, mẹ cần lưu ý!

Kết hợp dùng thêm men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng ở trẻ

Theo các chuyên gia, việc tăng cường lợi khuẩn cho bé bằng chế phẩm men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và hỗ trợ tăng cường tiêu hóa tối ưu cho bé. Nhờ đó, cải thiện tối ưu các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, nôn trớ, đầy bụng, khó tiêu… hiệu quả giúp bé khỏe mạnh hơn.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ