Ngộ độc thực phẩm ở trẻ – những kiến thức mẹ cần biết

Trẻ em có sức đề kháng yếu nên nguy cơ bị ngộ độc thức phẩm rất cao. Để tránh những trường hợp đáng tiếc thì bạn cần chú ý trong việc chăm sóc trẻ và nắm vững thông tin, kĩ năng xử lý tình trạng nguy hiểm này. Dưới đây là những kiến thức mẹ cần biết về ngộ độc thực phẩm ở trẻ.

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm (ngộ độc thức ăn) hay trúng thực là hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, nấm mốc, vượt quá nồng độ chất bảo quản, chất phụ gia cho phép.

Ngộ độc thực phẩm mức nhẹ có thể khỏe hơn sau vài ngày. Tuy nhiên sẽ gây nguy hại tới sức khỏe, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm ở trẻ mẹ cần biết

Ngộ độc thực phẩm ở trẻ - những kiến thức mẹ cần biết

Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm ở trẻ mẹ cần biết

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ có thể là do:

  • Do vi khuẩn Salmonella gây nên các triệu chứng như trẻ nôn trớ, nhức đầu, choáng váng, sốt và tiêu chảy nhiều lần.
  • Độc tố của vi khuẩn clostridium botulium trong thịt cá bị ươn, ôi thiu có thể phá hủy hệ thần kinh trung ương và hành tủy.
  • Các loại virus gây bệnh viêm gan A (HAV) và Norwalk, tồn tại trong thực phẩm trung gian truyền bệnh như rau sống, thức ăn nguội, bánh bao, sò, ốc, hến sống ở nguồn nước bẩn.
  • Sán lá gan nhỏ tiềm ẩn trong món ăn từ gỏi cá sống, cá nướng, ốc nấu chưa chín.
  • Độc tố vi nấm Aflatoxin thường gặp khi các loại hạt như lạc, đậu, hướng dương, điều, bắp ngô…. bị nấm mốc.
  • Tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thực phẩm nhiễm kim loại nặng như arsenic, chì, thủy ngân, selenium….
  • Các chất phụ gia không thuộc danh mục cho phép, sử dụng không đúng liều lượng, quá hạn…

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm ở trẻ nhỏ

Ngộ độc thực phẩm ở trẻ - những kiến thức mẹ cần biết

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm ở trẻ nhỏ mẹ hết sức lưu ý

Nếu chẳng may bé bị ngộ độc thực phẩm thì mẹ có thể quan sát các dấu hiệu bé gặp phải như sau:

  • Về tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn, nôn nhiều, tiêu chảy.
  • Về hô hấp: ho sặc, thở nhanh, thâm tím môi, khó thở.
  • Về thần kinh: hôn mê hoặc co giật, run cầm cập tay chân, run giật cơ, yếu cơ sau đó là liệt cơ. Nặng hơn có thể gây liệt hô hấp, rối loạn nhịp tim.
  • Dấu hiệu tăng tiết: đàm nhớt, dịch tiêu hóa, nước bọt.

Khi nghi ngờ trẻ bị ngộ độc, mẹ phải quan sát kỹ xung quanh để tìm ra những vật nghi ngờ gây độc và liên hệ đến bệnh viện để được hướng dẫn cách sơ cứu thích hợp.

Chăm sóc trẻ bị ngộ độc thực phẩm đúng cách tại nhà

Ngộ độc thực phẩm ở trẻ - những kiến thức mẹ cần biết

Cách chăm sóc trẻ bị ngộ độc thực phẩm nhưu thế nào hiệu quả?

Các chuyên gia Nhi nhấn mạnh, việc chăm sóc trẻ tại nhà tốt sẽ đẩy nhanh tốc độ hồi phục. Theo đó, mẹ có thể tham khảo cách chăm sóc bé bị ngộ độc thực phẩm tại nhà dưới đây:

  • Mẹ nên để bé nghỉ ngơi thật nhiều: Sau khi bị ngộ độc thực phẩm, cơ thể con rất yếu và mệt mỏi. Chính vì thế hãy để con nghỉ ngơi nhiều hơn trong không gian yên tĩnh, tránh tiếng ồn.
  • Cho trẻ uống nhiều nước: Các chuyên gia khuyến cáo trẻ bị ngộ độc cần được uống nước, dung dịch điện giải oresol hoặc nước cháo, nước dừa, đặc biệt là sau mỗi lần nôn hay đi ngoài để bù lại lượng điện giải đã mất.
  • Không tự ý cho trẻ uống thuốc: Dù tình trạng ngộ độc ở mức độ nào đi nữa thì bố mẹ cũng không được tự ý cho trẻ uống thuốc, đặc biệt là thuốc cầm tiêu chảy hoặc loại kháng sinh, mà phải tham khảo trước ý kiến bác sĩ.

Ngộ độc thực phẩm ở trẻ - những kiến thức mẹ cần biết

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé 

  • Ngoài ra, mẹ có thể cho bé uống bổ sung men vi sinh để hồi phục sức khỏe tiêu hóa cho con. Bởi khi trẻ bị ngộ độc thức ăn thì hệ đường ruột của con đã bị tổn hại nghiêm trọng, hệ vi sinh mất cân bằng. Do đó, tăng cường men vi sinh bổ sung lợi khuẩn lúc này sẽ giúp hồi phục lại chức năng tiêu hóa, hỗ trợ tăng sức đề kháng cũng như giải quyết tối ưu các tình trạng rối loạn gặp phải khi hệ đường ruột mất cân bằng. Nhờ đó, vấn đề ngộ độc thực phẩm ở bé sẽ được cải thiện nhanh chóng hơn.

Nếu đã chăm sóc trẻ như trên mà tình trạng không cải thiện, thậm chí là trẻ vẫn nôn nhiều, mệt lả, quấy khóc dữ dội, nôn ra máu, đi ngoài phân có máu hoặc bệnh kéo dài trên 2 ngày…. thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám và sớm nhập viện điều trị!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ