Nên cho trẻ ăn cơm sớm không? Mấy tuổi trẻ ăn được cơm?

Nên cho trẻ ăn cơm sớm không” là băn khoăn của nhiều phụ huynh có con nhỏ khi bé đã bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm. Bố mẹ hãy đọc ngay bài sau để biết thời điểm thích hợp cho trẻ ăn cơm là khi nào để không làm tổn thương hệ tiêu hóa của bé.

Nên cho trẻ ăn cơm sớm không? Mấy tuổi trẻ ăn được cơm?

Nhiều phụ huynh quan niệm cho con ăn cơm sớm sẽ giúp bé mau cứng cáp, tuy nhiên điều này liệu có đúng không? Bố mẹ có nên cho trẻ ăn cơm sớm không? Cho con ăn cơm sớm là một sai lầm bởi lúc này trẻ chỉ có vài răng cửa sử dụng để cắn chứ không phải để nhai. Tập cho trẻ ăn cơm khi bé chưa có răng hàm thì con thường nuốt chửng luôn khi hạt cơm kích thước nhỏ trẻ chưa nhai được. Thói quen này có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa của trẻ khiến bé bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, hệ tiêu hóa phải làm việc vất vả hơn, tiêu tốn năng lượng nhiều và làm cho con không tăng cân tốt được.

Nên cho trẻ ăn cơm sớm không? Mấy tuổi trẻ ăn được cơm?

Bố mẹ có thể tập cho con ăn cơm nát khi bé được khoảng 19 tháng tuổi

Đối với trẻ dưới 1 tuổi, sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính và các thực phẩm khác chỉ là nguồn bổ sung để trẻ làm quen với thức ăn đặc, do đó mẹ chưa nên cho trẻ tập ăn cơm mà nên lựa chọn cháo để con dế tiêu hóa. Thời điểm phù hợp cho trẻ tập ăn cơm nát là khi con được 19 tháng tuổi, khi bé đã quen ăn cơm mềm vào 24 tháng thì chuyển cho trẻ ăn cơm hạt như người lớn lúc con được 30 tháng tuổi.

Bố mẹ cần làm gì khi bé mới tập ăn cơm?

Khi mới tập cho trẻ ăn cơm, bé sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ, lạ lẫm. Lúc này bố mẹ có thể đồng hành cùng con bằng cách:

  • Làm mẫu cho trẻ: Khuyến khích trẻ tự cầm thìa xúc cơm ăn hoặc thậm chí cho con ăn bốc để bé hứng thú với việc ăn uống. Tuy nhiên không nên ép trẻ nếu con không muốn ăn cơm để tránh gây ra tâm lý sợ ăn.

Nên cho trẻ ăn cơm sớm không? Mấy tuổi trẻ ăn được cơm?

Để trẻ làm quen với cơm và ăn theo ý thích của bé

  • Theo dõi bé không rời mắt: Khi trẻ mới tập ăn thô hoặc tập ăn cơm thì bé dễ bị hóc, nghẹn thức ăn. Bố mẹ cần theo dõi con kỹ lưỡng trong suốt quá trình ăn để hỗ trợ bé tốt nhất khi con làm quen với thức ăn mới.
  • Tăng dần lượng cơm: Mới tập cho trẻ ăn cơm bố mẹ nên cho con ăn 2-3 thìa cơm nhỏ trước và duy trì cho con ăn cháo để bé làm quen dần, sau đó mới tăng lượng cơm lên từng ngày và theo khả năng ăn của trẻ. Khi con có thể ăn cơm hoàn toàn thì bỏ cháo.

Một số lưu ý mẹ cần nhớ khi tập cho bé ăn cơm

Để quá trình tập cho trẻ ăn cơm thuận lợi, hiệu quả, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề như sau đây:

  • Không nghiền cơm và chan với nước canh bởi món này không khuyến khích bé nhai mà còn làm cho con dễ bị chán ăn.
  • Không nên cho con ăn vặt ngay trước bữa ăn như cho uống sữa, ăn bánh kẹo bởi lượng đường ngọt sẽ khiến con no giả và không muốn ăn cơm hay các loại thức ăn khác.
  • Bữa ăn của trẻ cần đảm bảo đủ các nhóm chất gồm chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Không ép trẻ ăn cơm khi con không thích mà có thể cho con ăn các món thay cơm nhưng vẫn giữ được các nhóm dưỡng chất cần thiết.

Khi tập cho bé ăn cơm, bố mẹ nên tăng cường thêm men vi sinh cho trẻ, đặc biệt với những bé có hệ tiêu hóa kém, kém hấp thu dinh dưỡng hoặc đang bị các bệnh đường ruột. Việc sử dụng men lợi khuẩn đúng cách sẽ cung cấp thêm hàm lượng lợi khuẩn tốt dồi dào, giúp trẻ ổn định và cân bằng hệ sinh thái đường ruột, phòng tránh hiệu quả các bệnh lý hệ tiêu hóa, giúp con ngăn ngừa các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu cũng như tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể.

Nên cho trẻ ăn cơm sớm không? Mấy tuổi trẻ ăn được cơm?

Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc

Như vậy, bài viết trên đã giúp bố mẹ biết được có nên cho trẻ ăn cơm sớm không và thời điểm phù hợp cho con tập ăn cơm là khi nào. Mẹ hãy cho con ăn cơm đúng thời điểm để không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa của bé mà còn giúp trẻ hình thành phản xạ nhai, nuốt tốt, ăn được nhiều món ngon hơn, tránh làm tổn thương hệ tiêu hóa non yếu của bé.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ