Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bỏ bú?

Có nhiều yếu tố có thể khiến cho trẻ sơ sinh bỏ bú đột ngột khiến cho mẹ không biết phải làm sao. Thông thường, đó là dấu hiệu trẻ đang cố gắng báo cho mẹ biết có điều gì đó không ổn xảy ra và mẹ cần tìm hiểu xem điều đó là gì, từ đó thực hiện các hành động khắc phục giúp con bú trở lại.

Nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh không chịu bú?

Một số nguyên nhân phổ biến khiến cho trẻ bỏ bú như:

  • Đau hoặc khó chịu: Trẻ đang trong giai đoạn mọc răng, tưa miệng hay bị mụn rộp gây ra cảm giác đau đớn tại miệng khi bú. Cũng có những trẻ từ chối bú vì bị đau khi nhiễm trùng tai, chấn thương hoặc đau nhức do tiêm chủng..
  • Trẻ bị bệnh: Cảm lạnh hoặc nghẹt mũi cũng có thể khiến trẻ khó thở và không chịu bú sữa.
  • Hệ tiêu hóa kém: Nếu trẻ đang mắc các vấn đề hệ tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn, táo bón, đau bụng, khó tiêu hoặc rối loạn khuẩn ruột cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc bú mẹ và gây ra tình trạng biếng ăn của con.
  • Căng thẳng hoặc không tập trung: Trẻ bị kích thích quá mức, trẻ xa cách mẹ trong một khoảng thời gian cũng có thể gây ra tình trạng quấy khóc và không chịu bú.
  • Mùi hương hoặc vị khác thường: Những thay đổi về mùi hương cơ thể mẹ như đổi loại xà phòng, nước hoa, kem dưỡng da.. cũng khiến trẻ không thích bú mẹ, hoặc do thay đổi mùi sữa mẹ khi mẹ ăn thức ăn có vị nặng, mẹ uống thuốc hoặc đang mang thai cũng làm vị sữa thay đổi.
  • Đổi loại sữa công thức: Nhiều trẻ bỏ bú do mẹ thay đổi loại sữa công thức khác có vị con không thích khiến bé quấy khóc bỏ bú.

Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bỏ bú?

Trẻ có thể bỏ bú do nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý

Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bỏ bú?

Trước khi tìm hiểu cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bỏ bú, mẹ cần tìm ra nguyên nhân khiến cho con không chịu bú sữa trước rồi mới tìm cách xử lý phù hợp.

Đối với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ

  • Mẹ cần ăn các loại thực phẩm đa dạng và bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn bình thường để cung cấp năng lượng cho cơ thể, tạo ra dòng sữa thơm mát bổ dưỡng. Không nên ăn nhiều thực phẩm nặng mùi, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ khiến cho sữa đổi vị.
  • Tạo cho con thói quen bú mẹ đều đặn với các cữ bú nhỏ hơn với mỗi cữ cách nhau 3 giờ/lần.
  • Cho trẻ bú đúng tư thế để giúp con thoải mái, sữa mẹ ra đều đặn dồi dào.
  • Điều trị các bệnh lý của trẻ nếu có những bất thường khiến con đau đớn, mệt mỏi, khó chịu và bú ít.
  • Với trẻ tiêu hóa kém biếng bú, ba mẹ có thể kết hợp sử dụng probiotic cho trẻ sơ sinh hỗ trợ tiêu hóa. Việc bổ sung lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa của bé lúc này giúp khắc phục sớm các bệnh lý đường ruột để con khỏe mạnh, phát triển toàn diện, ăn uống bình thường. Tăng cường men vi sinh cũng là cách giúp trẻ nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bỏ bú?

Tăng cường lợi khuẩn probiotic hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé

Đối với trẻ sơ sinh bú sữa công thức

  • Lựa chọn loại sữa công thức phù hợp với khẩu vị của trẻ với những thành phần dinh dưỡng đầy đủ dành cho trẻ sơ sinh những tháng đầu đời.
  • Tìm mua bình sữa có kích cỡ núm vú phù hợp với miệng trẻ, điều chỉnh cữ bú phù hợp với lượng sữa theo độ tuổi.
  • Pha sữa theo hướng dẫn đúng chuẩn, đảm bảo mùi vị của sữa để trẻ uống cảm thấy thích thú, không gặp các vấn đề tiêu hóa khi uống sữa quá đặc hay quá loãng.
  • Sử dụng men vi sinh dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tăng cường lợi khuẩn, ổn định hệ khuẩn ruột và phòng tránh các bệnh tiêu hóa.

Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bỏ bú?

Đổi sang loại sữa có vị phù hợp cho trẻ mà vẫn đảm bảo yếu tố dinh dưỡng

Trẻ sơ sinh bỏ bú không chỉ do vấn đề sinh lý mà còn có thể do các tác động của bệnh lý gây nên, mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân vì sao trẻ không chịu bú, từ đó tìm ra cách khắc phục hiệu quả. Lựa chọn loại men vi sinh phù hợp bổ sung cho trẻ cũng sẽ giúp hệ tiêu hóa của con khỏe mạnh hơn và phòng tránh được nhiều bệnh đường ruột hay gặp ở độ tuổi này.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ