Mẹ đã thực sự hiểu đúng về táo bón chức năng ở trẻ em?

Táo bón chức năng ở trẻ em là bệnh lý phổ biến ở trẻ từ 2 tuổi tới 6 tuổi. Bệnh không gây nguy hiểm cho trẻ nhưng nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng sức khỏe. Mẹ hãy đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu kỹ hơn về táo bón chức năng ở trẻ!

Tìm hiểu tình trạng táo bón chức năng ở trẻ em là gì?

Táo bón chức năng (hay còn gọi là táo bón cơ năng, táo bón vô căn mãn tính) là tình trạng trẻ không thể đi ngoài được hoặc đi ngoài hết sức khó khăn nhưng lại không có tổn thương thực thể. Theo các chuyên gia, táo bón chức năng chủ yếu là do hệ tiêu hóa của con chưa phát triển hoàn thiện. Bệnh liên quan tới yếu tố tâm lý và các biểu hiện thần kinh khác.

Giống như táo bón, táo bón chức năng có thể gặp ở mọi đối tượng, tuy nhiên bệnh thường thấy ở trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé từ 2-6 tuổi.

Mẹ đã thực sự hiểu đúng về táo bón chức năng ở trẻ em?

Táo bón chức năng là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ từ 2-6 tuổi

Các loại táo bón chức năng hay gặp

Bất kỳ em bé nào cũng có thể bị táo bón chức năng. Trong đó, táo bón chức năng được chia thành 3 dạng gồm:

Táo bón có nhu động ruột bình thường

Đây là loại táo bón có các cơ ruột co bóp, thư giãn theo đúng tốc độ thông thường, không nhanh không chậm. Phân di chuyển trong ruột già với tốc độ thích hợp nhưng lại không được đào thải ra ngoài, lâu dần khiến phân bị cứng, khô, khiến trẻ bị đau bụng.

Với loại táo bón này, mẹ nên cho con ăn nhiều chất xơ hoặc các loại nước uống giàu chất xơ để cải thiện triệu chứng táo bón giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.

Táo bón chức năng nhu động ruột chậm

Táo bón chức năng nhu động ruột chậm là dạng táo bón có nhu động ruột hoạt động chậm hơn bình thường khiến cho việc di chuyển chất thải trong đường ruột bị cản trở. Nguyên nhân trẻ nhỏ bị táo bón dạng này là do hệ thống thần kinh bị tổn thương, khiến cho việc truyền tín hiệu tới các cơ quan tại ruột kém đi, làm cho nhu động ruột chuyển động không đúng tốc độ.

Để cải thiện tình trạng này, mẹ có thể cho con dùng thuốc nhuận tràng theo chỉ định của bác sĩ hoặc ăn đồ ăn giàu chất xơ. Tuy nhiên trường hợp này đặc biệt thay đổi tích cực khi trẻ vận động khoa học, nghĩa là bố mẹ nên dành thời gian để bé vui chơi nhiều hơn mỗi ngày, kết hợp với việc luyện tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ.

Mẹ đã thực sự hiểu đúng về táo bón chức năng ở trẻ em?

Trẻ có thể bị một trong 3 dạng táo bón chức năng phổ biến hiện nay

Rối loạn bài xuất phân

Thông thường, cơ hoành ở bụng sẽ kết hợp với cơ sàn khung chậu và cơ vòng hậu môn trong việc đào thải phân ra bên ngoài. Với những trường hợp trẻ bị táo bón, bé sẽ có cảm giác muốn đi ngoài nhưng lại không thể đi được, khiến cho phân ứ đọng trong đường ruột và làm trẻ bị đau, khó chịu.

Một số biểu hiện của việc táo bón do rối loạn bài xuất phân gồm có:

  • Trẻ ngồi trong nhà vệ sinh mãi không đi ngoài được, rặn không ra dù phân không to.
  • Trẻ thường xuyên phải dùng thuốc thụt phân.
  • Trẻ dùng thuốc nhuận tràng hoặc ăn nhiều chất xơ nhưng không cải thiện táo bón.
  • Trẻ bị táo bón kéo dài và có thể gặp biến chứng như trĩ, nứt kẽ hậu môn, phân khô cứng.

Với dạng táo bón này, mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm để tiến hành điều trị cho con kịp thời, tránh kéo dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé.

Nguyên nhân vì sao trẻ bị táo bón chức năng

Theo các chuyên gia, táo bón chức năng ở trẻ em có thể hình thành do một số các nguyên nhân sau:

  • Trẻ bị dị ứng.
  • Trẻ không có khả năng hoặc không thể kiểm soát cơ thắt hậu môn bên ngoài.
  • Trẻ không muốn đi đại tiện, nín nhịn đi lâu ngày.
  • Trẻ có chế độ ăn ít chất xơ, ít dinh dưỡng.
  • Trẻ bị hội chứng đáy chậu giảm.
  • Trẻ bị stress, căng thẳng lâu ngày.

Mẹ đã thực sự hiểu đúng về táo bón chức năng ở trẻ em?

Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt chất xơ cũng là nguyên nhân khiến bé bị táo bón

Cách phòng ngừa táo bón chức năng ở trẻ em

Để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe bé, mẹ hãy thực hiện cho trẻ các biện pháp phòng ngừa táo bón chức năng như:

  • Cho bé ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như sữa mẹ, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt..
  • Tập cho trẻ thói quen đi ngoài vào khoảng thời gian cố định, tốt nhất là sau khi ăn tối từ 20-30 phút.
  • Không thúc giục khi trẻ đang đi đại tiện. Để giúp bé đi ngoài tốt hơn, mẹ có thể massage bụng bé theo chiều kim đồng hồ để kích thích nhu động ruột.
  • Không la mắng trẻ khi con bị són phân.
  • Chú ý phát hiện sớm tình trạng nín nhịn đi vệ sinh của bé để khuyến khích con đi cầu.
  • Tăng cường cho trẻ uống nước đầy đủ theo từng độ tuổi.

Mẹ đã thực sự hiểu đúng về táo bón chức năng ở trẻ em?

Tăng cường men vi sinh giúp hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé

  • Kết hợp dùng thêm men vi sinh bổ sung probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé. Đặc biệt là với trẻ tiêu hóa kém, biếng ăn, trẻ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột,…

Bài viết trên đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng táo bón chức năng ở trẻ em rồi. Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung men vi sinh đầy đủ mỗi ngày sẽ giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng tránh tình trạng táo bón chức năng hiệu quả.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ