Mẹ cần biết: Các dấu hiệu cảnh báo trẻ nôn trớ bất thường

Nôn trớ là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do các yếu tố sinh lý và bệnh lý gây ra. Trẻ nôn trớ do các yếu tố sinh lý hầu như không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Nhưng trẻ bị nôn trớ do bệnh lý cần được điều trị càng sớm càng tốt để giảm sự ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và hạn chế biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Mẹ cần biết các dấu hiệu cảnh báo trẻ nôn trớ bất thường là gì?

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Nôn là tình trạng dạ dày có những cơn co thắt mạnh, bụng bị ép chặt khiến thức ăn bị đẩy ra ngoài. Khi bị nôn trẻ thường rất khó chịu và mệt mỏi. Trớ là hiện tượng thức ăn bị trào nhẹ ra khỏi miệng mà đường tiêu hóa dưới dường như không có bất kỳ 1 sự kích thích nào tác động tới.

Với trẻ sơ sinh nôn trớ thường là những hiện tượng sinh lý bình thường do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và quá trình phát triển của bé. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nôn trớ lại là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm ở trẻ, cha mẹ cần chú ý phân biệt để kịp thời phát hiện, đưa con đi điều trị càng sớm càng tốt, giảm nguy cơ biến chứng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của bé.

Mẹ cần biết: các dấu hiệu cảnh báo trẻ nôn trớ bất thường

Nôn là tình trạng dạ dày có những cơn co thắt mạnh, bụng bị ép chặt khiến thức ăn bị đẩy ra ngoài

Các dấu hiệu cảnh báo trẻ nôn trớ bất thường

Các bệnh lý khiến trẻ sơ sinh nôn trớ gồm có:

  • Trào ngược dạ dày: Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, van dạ dày thực quản chưa khép chặt khiến thức ăn trong dạ dày có thể trào ngược lên thực quản và trớ ra ngoài.
  • Dị ứng thực phẩm: Trẻ có thể bị dị ứng đạm sữa bò, bất dung nạp lactose, dị ứng lạc và các loại quả hạch như hạt điều, hạnh nhân; dị ứng hải sản (tôm, cua, cá,…); dị ứng đậu nành, trứng, bột mì,… Khi bị dị ứng thực phẩm trẻ thường bị nôn trớ, tiêu chảy, khó thở, phát ban,… ngay sau khi ăn từ 2 – 6h.
  • Viêm dạ dày: Là bệnh do vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) gây nên, khiến trẻ bị nôn trớ kèm đau bụng, trào ngược dạ dày,… trong vài ngày.
  • Trẻ bị tắc ruột, hẹp phì đại môn vị: Dạ dày và đường ruột quá hẹp khiến thức ăn khó hoặc không thể đi qua và trào ngược về thực quản.
  • Viêm ruột thừa: Trẻ sẽ có những cơn đau cấp tính dữ dội kèm nôn mửa, cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn theo thời gian. Trẻ bị viêm ruột thừa cần được cấp cứu ngay để không bị nguy hiểm tính mạng.
  • Nhiễm trùng khác: Trẻ bị nôn trớ còn là dấu hiệu của nhiều chứng nhiễm trùng khác nhau trong cơ thể như nhiễm trùng đường hô hấp, viêm đường hô hấp trên, viêm đường tiết niệu, viêm tai giữa, viêm màng não, viêm phổi,…
  • Các nguyên nhân khác: Trẻ uống thuốc khi đói, bị say tàu xe, mắc chứng đau nửa đầu, stress,… cũng có thể khiến trẻ bị nôn trớ.

Mẹ cần biết: các dấu hiệu cảnh báo trẻ nôn trớ bất thường

Trẻ bị nôn trớ, quấy khóc liên tục là dấu hiệu bất thường cảnh báo nguy cơ bệnh lý

Cha mẹ cần đưa con đi khám ngay khi trẻ nôn trớ bát thường với những dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ bị nôn trớ liên tục
  • Chất nôn có màu nâu, đỏ hoặc màu xanh lá cây
  • Bé có biểu hiện chậm chạp, đờ đẫn, mệt mỏi
  • Trẻ quấy khóc liên tục, đi ngoài nhiều lần
  • Trẻ bị sốt cao hơn 38 độ C

Cha mẹ làm gì khi bé bị nôn trớ để cải thiện kịp thời?

Khi trẻ bị nôn trớ cha mẹ cần:

  • Cho trẻ uống oresol với từng ngụm nhỏ hoặc bón từng thìa khi bị nôn trớ nhiều để bù nước và cân bằng điện giải
  • Cho bé ăn thành nhiều bữa để bé không ăn quá no gây nôn trớ
  • Bế bé trên tay hoặc cho ngồi nghỉ ngơi trong khoảng 15 – 20 phút rồi vỗ ợ hơi cho bé, sau đó mới đặt bé nằm hoặc cho chạy nhảy, chơi đùa.
  • Cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn
  • Cho bé ăn bình thường trở lại nếu nôn trớ được cải thiện sau 12 – 24h.

Mẹ cần biết: các dấu hiệu cảnh báo trẻ nôn trớ bất thường

Trẻ uống men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé

  • Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột xuất hiện nôn trớ nhiều, ba mẹ có thể kết hợp cho bé uống men lợi khuẩn cho trẻ. Điều này giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng nhanh chóng và an toàn cho bé. Nhờ đó tạo tiền đề giúp con có tiêu hóa ổn định, thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa, giảm nôn trớ nhanh hơn.
  • Không được cho bé uống thuốc chống nôn khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Đưa trẻ đi khám khi có hiện tượng nôn trớ bất thường như nôn trớ kèm sốt cao, đau đầu, bụng đau quằn quại, thiếu tỉnh táo, có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng, nôn ra máu/mật, nôn trớ liên tục trong 24 giờ,…

Trẻ bị nôn trớ bất thường có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nào đó cần được điều trị ngay để tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Với những trẻ nôn trớ sinh lý mẹ có thể cho bé bổ sung men lợi khuẩn để thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa, giảm nôn trớ nhanh hơn.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ