Mách mẹ cách phòng tránh trẻ uống sữa bị nôn trớ

Hiện tượng trẻ bị nôn trớ khi uống sữa là hiện tượng hay gặp ở trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu, kể cả trẻ khỏe mạnh. Trớ sữa thường là do trẻ ăn nhiều hơn lượng sữa mà dạ dày có thể chứa. Bài viết này sẽ mách mẹ cách phòng tránh trẻ uống sữa bị nôn trớ hiệu quả.

Luôn giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng và yên lặng sau ăn

Mách mẹ cách phòng tránh trẻ uống sữa bị nôn trớ

Luôn giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng và yên lặng sau ăn

Với hệ tiêu hóa còn non nớt và chưa được hoàn thiện, trẻ nhỏ rất dễ nuốt hơi vào trong lúc đang bú mẹ hoặc bú bình. Và nếu như lúc này, mẹ cho bé nằm ngay, tình trạng ọc sữa rất dễ xảy ra. Vì vậy, sau khi cho bé ăn, mẹ nên giữ không cho bé nằm ngay.

Đối với trẻ sơ sinh bị ọc sữa, trẻ nôn trớ, nguyên tắc cơ bản cần làm là giữ cho dạ dày của trẻ hướng xuống. Theo đó, hãy đặt bé ngồi trên đùi của mẹ với đầu của bé dựa vào ngực bạn. Giữ bé trong tư thế này 30 phút sau khi ăn. 

Cho trẻ bú theo liều lượng nhỏ 

Hệ tiêu hóa non nớt của trẻ em có dung tích nhỏ hơn rất nhiều so với người lớn. Vì vậy, thay vì cho bé bú quá nhiều trong 1 lần thì các mẹ nên cho bú nhiều lần hơn, với lượng sữa đã được giảm bớt trong mỗi lần. Điều này để đảm bảo đủ cữ sữa cho bé. Cách này cũng giúp bé tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn, nhưng cũng khiến mẹ vất vả hơn nhiều đấy.

Để con ngủ ở tư thế dễ chịu

Mách mẹ cách phòng tránh trẻ uống sữa bị nôn trớ

Để con ngủ ở tư thế dễ chịu

Trẻ bị nôn trớ sữa thường xuyên hay bị tỉnh giấc giữa đêm vì nằm ngửa không tạo ra trọng lực cần thiết để giữ thức ăn xuống. Do đó, việc mẹ duy trì giúp con tư thế ngủ dễ chịu và thoải mái sẽ giúp con ngủ sâu giấc Nếu bé yêu vẫn ngủ tốt thì không cần phải thay đổi nếp ngủ của bé.

Mặc bỉm, tã lỏng cho bé

Để trẻ mặc bỉm, tã lỏng, thông thoáng giúp giảm thiểu áp lực lên vùng bụng của trẻ. Mẹ không nên thay bỉm, tã cho trẻ sau khi ăn bởi việc đặt trẻ nằm ngửa hoặc để trẻ vặn mình trong khi thay tã càng dễ gây ra nôn trớ đấy.

Thay đổi độ đặc của sữa công thức

Nếu bé đang uống sữa công thức, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc pha sữa công thức đặc hơn cho phù hợp. Sữa công thức đặc hơn sẽ giảm thiểu tần suất trẻ bị ọc sữa, nôn trớ đấy.

Tăng cường bổ sung thêm canxi cho bé

Mách mẹ cách phòng tránh trẻ uống sữa bị nôn trớ

Mẹ nhớ tăng cường thêm canxi cho bé nhà mình

Nôn trớ đi kèm với triệu chứng khác như là vặn mình, khó ngủ mỗi đêm có thể là dấu hiệu cho thấy chế độ dinh dưỡng của bé không có đủ lượng canxi cần thiết. Trong trường hợp này, việc bổ sung canxi đầy đủ là cách tốt nhất để giúp bé.

Cho trẻ bú mẹ đúng cách

Để hạn chế tình trạng nôn trớ ở trẻ, mẹ cần lưu ý cho bé bú mẹ đúng tư thế. Mẹ hãy cho bé bú bên trái trước rồi chuyển bé sang bú bầu bên phải. Bởi vì dạ dày bé đã nhiều sữa, bé cần nằm nghiêng trái. Với cách cho bú này, sữa sẽ dễ dàng xuống và lưu giữ trong dạ dày bé mà không trào ngược. Nếu cho bé bú bình, mẹ cần giữ để đầu vú luôn đầy sữa, tránh để bình sữa nằm nghiêng nhé.

Nếu bé khóc khi đang bú thì nên ngừng ngay vì nếu bú lúc này, bé có thể nuốt nhiều hơi. Từ đó gây căng dạ dày nên dễ trào ngược. Bố mẹ lưu ý không chọc bé cười nhiều vì như thế cũng dễ khiến bé trớ sữa ngoài.

Kết hợp bổ sung men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho bé

Mách mẹ cách phòng tránh trẻ uống sữa bị nôn trớ

Tăng cường bổ sung men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho bé hay nôn trớ

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nôn trớ sữa sau khi uống ở trẻ em chính là việc hệ tiêu hóa kém của bé. Sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột khiến cho vi khuẩn có hại phát triển, lấn át vi khuẩn có lợi và gây ra rối loạn tiêu hóa.

Do đó, ba mẹ kết hợp cho bé dùng men vi sinh bổ sung lợi khuẩn lúc này là điều cần thiết giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con. Việc tăng cường lợi khuẩn probiotic sớm cho bé giúp bảo vệ đường ruột, giảm nhanh những triệu chứng tiêu hóa kém hay rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột gây nên như buồn nôn, nôn trớ, biếng ăn, chán ăn kéo dài…Từ đó, mẹ sẽ không còn phải lo lắng tình trạng trẻ nôn trớ sau khi uống sữa nữa đâu.

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ