Lưu ý để chăm sóc hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh

Mặc dù cấu tạo hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tương tự như của người lớn nhưng các chức năng của chúng chưa hoàn thiện, bé cần được chăm sóc hệ tiêu hóa đặc biệt để các bộ phận hoạt động hiệu quả hơn. Lưu ý để chăm sóc hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh.

Vì sao mẹ cần chăm sóc hệ tiêu hóa cho trẻ?

Thức ăn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng để các cơ quan trong cơ thể thực hiện tốt các chức năng. Quá trình tiêu hóa được thực hiện ngay khi trẻ ngửi mùi thức ăn và khiến trẻ tiết nước bọt. Nước bọt có thẻ làm ẩm thức ăn để trẻ dễ nuốt lại chứa các enzyme tiêu hóa giúp phân hủy thức ăn thành các phần nhỏ để cơ thể hấp thụ dinh dưỡng, loại bỏ chất thải. Các chất cơ bản được tách từ thức ăn gồm có tinh bột, chất béo, chất đạm, chất xơ, carbohydrate, vitamin và khoáng chất.

Hệ tiêu hóa như một ống dài có chứa các cơ quan bên trong. Thức ăn bắt đầu đi vào khoang miệng, qua thực quản, xuống dạ dày, dinh dưỡng được hấp thụ qua thành ruột vào máu, chất thải được bài tiết ra ngoài ở dạng phân. Để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả còn cần có sự tham gia của tuyến tụy, túi mật và trực tràng.

Hệ tiêu hóa của trẻ em giống như một cỗ máy mới vận hành, chỉ hoạt động hiệu quả, ổn định khi được chăm sóc tốt. Nếu không, bé sẽ gặp các vấn đề tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, viêm đường ruột, chướng bụng, khó tiêu, béo phì, nhiễm trùng,… Hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng bởi thói quen ăn uống, sinh hoạt có lành mạnh hay không. Mẹ cần tập cho bé thói quen, duy trì lối sống lành mạnh, chăm sóc hệ tiêu hóa của trẻ để hạn chế nguy cơ mắc bệnh mãn tính khi trưởng thành.

Lưu ý để chăm sóc hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh

Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, cần được chăm sóc để nhanh chóng hoàn thiện

Lưu ý để chăm sóc hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh

Cho ăn dặm đúng thời điểm

Việc ăn dặm sớm không tốt cho dạ dày của bé vì hệ tiêu hóa chưa thực sự hoàn thiện, không thể hấp thụ được một số loại dinh dưỡng, ví dụ như protein. Vì thế bé cũng dễ bị chướng bụng, khó tiêu, táo bón, rối loạn tiêu hóa,… khiến sức khỏe và sự phát triển của bé bị ảnh hưởng. Mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm sau khi bé được tròn 6 tháng tuổi. Trước đó mẹ chỉ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Mẹ không có đủ sữa cho con bú phải sử dụng sữa công thức thì cần chọn loại sữa đúng độ tuổi, phù hợp với bé và pha theo đúng liều lượng nhà sản xuất hướng dẫn trên bao bì.

Trẻ ăn dặm nên được sử dụng các thực phẩm có chứa probiotic để bổ sung lợi khuẩn mỗi ngày, giúp hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, ổn định, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoàn thiện.

Lưu ý để chăm sóc hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh

Mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm khi đã được 6 tháng tuổi để hệ tiêu hóa của trẻ có thể hấp thụ được dinh dưỡng trong thức ăn

Sử dụng thực phẩm sạch

Hệ tiêu hóa của trẻ đang trong quá trình hoàn thiện, rất dễ bị tác động bởi thực phẩm. Mẹ nên chọn cho bé thực phẩm sạch, tươi, đảm bảo vệ sinh, thực hiện ăn chín uống sôi để ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Bổ sung probiotic để tăng cường tiêu hóa cho trẻ

Hệ tiêu hóa của trẻ non nớt khiến hệ vi sinh đường ruột rất dễ rơi vào trạng thái mất cân bằng, hại khuẩn và tác nhân gây bệnh xâm nhập dẫn đến tình trạng loạn khuẩn đường ruột. Men vi sinh trị táo bón, tiêu chảy và các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác bằng cách bổ sung lợi khuẩn, giúp hệ vi sinh nhanh chóng cân bằng. Nhờ đó có thể làm giảm độc lực của độc tố, hoạt động của hại khuẩn, ngăn không cho chúng gây bệnh. Đồng thời cạnh tranh dinh dưỡng, vị trí bám dính khiến chúng không thể sinh sôi. Lợi khuẩn còn có thể tiết kháng thể, tạo hàng rào miễn dịch, ngăn không cho tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.

Lưu ý để chăm sóc hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh

Bổ sung lợi khuẩn bằng men vi sinh để hệ tiêu hóa nhanh chóng hoàn thiện

Tập thể dục cho trẻ

Các hoạt động thể chất giúp tăng cường nhu động ruột để thức ăn di chuyển nhanh hơn, hiệu quả hơn. Ngoài ra, vận động hợp lý mỗi ngày còn giúp kiểm soát cân nặng của bé, chống béo phì. Tuy nhiên mẹ không nên cho bé vận động ngay sau bữa ăn, sẽ bị phản tác dụng, có thể khiến bé bị đau dạ dày. Các hoạt động thể lực cũng cần được duy trì đều đặn mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Với trẻ sơ sinh, mẹ nên tập thể dục cho bé bằng cách massage, cho bé thực hiện các động tác: đạp xe, dơ tay lên xuống, tập chống đẩy cho bé, … Những động tác này sẽ hỗ trợ rất tốt để trị táo bón cho trẻ 3 tháng tuổi và giai đoạn sơ sinh. Với những bé đã biết đi, nên khuyến khích bé hoạt động và vui chơi nhiều hơn để tiêu hóa và tăng cường tuần hoàn của cơ thể tốt hơn.

Chăm sóc hệ tiêu hóa của trẻ khoa học, phù hợp với lứa tuổi kết hợp bổ sung lợi khuẩn từ men vi sinh và thực phẩm là cách hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ hoàn thiện nhanh nhất có thể. Uống men vi sinh trong ít nhất 12 ngày đến 3 tháng còn giúp duy trì sự ổn định, khỏe mạnh của hệ vi sinh đường ruột, tăng cường miễn dịch và hỗ trợ hoàn thiện chức năng thần kinh tốt nhất.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ