Làm thể nào để cải thiện tình trạng phân sống ở trẻ 3 tháng tuổi

Phân sống ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thường gặp và có xu hướng tái lại nhiều lần, gây ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng của cơ thể. Để hiểu rõ hơn tình trạng này, mẹ hãy cùng tìm hiểu phân sống ở trẻ 3 tháng tuổi và cách cải thiện thế nào qua bài sau.

Nguyên nhân gây ra tình trạng phân sống ở trẻ 3 tháng tuổi

Đi phân sống ở trẻ 3 tháng tuổi là một trong các nguyên nhân khiến con bị còi xương, chậm lớn. Một số dấu hiệu chính gây ra hiện tượng này bao gồm:

  • Cho trẻ uống sữa công thức: Những trẻ dùng sữa công thức từ sữa bò, sữa dê.. có chứa hàm lượng đạm cao trên 3gr/100Kcal có thể khiến cơ thể trẻ không hấp thu hết, dẫn tới hiện tượng đi phân sống. Lượng đạm trong sữa công thức của trẻ chỉ nên nằm trong khoảng 14-15%.

Làm thể nào để cải thiện tình trạng phân sống ở trẻ 3 tháng tuổi

Cho trẻ dùng sữa công thức có lượng đạm cao cũng khiến con dễ bị đi ngoài phân sống

  • Cho trẻ ăn dặm sớm: Nhiều mẹ muốn con lớn nhanh nên cho trẻ ăn dặm trước. Lúc này hệ tiêu hóa của con còn yếu và dễ bị tổn thương, chưa thể tiêu hóa các thức ăn ngoài sữa mẹ và gây ra đi ngoài phân sống. Thời gian hợp lý để trẻ bắt đầu ăn dặm là 6 tháng tuổi.
  • Nhiễm khuẩn đường ruột: Môi trường tiếp xúc của trẻ không đảm bảo vệ sinh như khi trẻ bị nhiễm khuẩn do tiếp xúc với vật nuôi, sờ vào bàn ghế, nền nhà.. rồi lại đưa lên miệng. Virus, vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào hệ tiêu hóa gây tiêu chảy, đi ngoài phân sống.
  • Dùng kháng sinh lâu dài: Trẻ bị viêm họng, viêm phổi, viêm amidan hay các bệnh lý khác cần kháng sinh để điều trị, nếu dùng trong thời gian dài dễ khiến bé bị đi ngoài phân sống. Bởi kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn loại bỏ lợi khuẩn đường ruột, gây mất cân bằng hệ vi sinh.
  • Phân sống do mắc bệnh lý: Đi ngoài phân sống ở trẻ 3 tháng tuổi cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như viêm loét dạ dày do nhiễm Hp, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng..

Làm thể nào để cải thiện tình trạng phân sống ở trẻ 3 tháng tuổi?

Phát hiện sớm và xử lý kịp thời tình trạng đi ngoài phân sống để giảm tổn thương hệ tiêu hóa, giúp con mau khỏi bệnh. Từ đó tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng giúp trẻ có điều kiện phát triển tốt hơn. Một số giải pháp cải thiện tình trạng phân sống ở trẻ 3 tháng tuổi gồm có:

Tăng cữ bú cho bé để khắc phục đi ngoài phân sống

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của trẻ trong 6 tháng đầu đời. Thành phần của sữa mẹ có đủ các dưỡng chất cần thiết như đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và các muối khoáng giúp con hấp thu và tăng trưởng khỏe mạnh. Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn khi con bị đi ngoài phân sống không chỉ bù năng lượng, bù nước cho trẻ mà còn cung cấp lượng kháng thể tự nhiên cho con.

Khi trẻ bị đi ngoài phân sống, mẹ cũng nên xem lại chế độ ăn của mình. Hãy bổ sung nhiều hơn các thực phẩm dễ tiêu, giàu dinh dưỡng. Tránh dùng các thực phẩm dầu mỡ, các loại nước ngọt, nước có gas, cà phê.. thời gian này.

Làm thể nào để cải thiện tình trạng phân sống ở trẻ 3 tháng tuổi

Tăng cữ bú mẹ trong ngày để bù nước và dinh dưỡng cho trẻ đi phân sống

Bổ sung lợi khuẩn với men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa

Lợi khuẩn có tác dụng ức chế vi khuẩn gây hại nhờ cạnh tranh vị trí bám và lấy các chất dinh dưỡng cần thiết nuôi dưỡng hại khuẩn. Ngoài ra, chúng còn kích thích cơ thể sản sinh thêm enzyme hỗ trợ tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung probiotic cho trẻ sơ sinh khi thấy con có hiện tượng đi ngoài phân sống để nhanh chóng cải thiện tình trạng con đang gặp phải. Cho trẻ dùng men vi sinh sẽ giúp lấy lại sự cân bằng hệ vi sinh, tăng cường tiêu hóa cho trẻ trong thời gian ngắn.

Làm thể nào để cải thiện tình trạng phân sống ở trẻ 3 tháng tuổi

Cân bằng hệ vi sinh và hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa của trẻ với men vi sinh

Phân sống ở trẻ 3 tháng tuổi hầu hết là hiện tượng không đáng lo, không cần dùng thuốc điều trị mà có thể tự khỏi nếu mẹ chăm sóc sức khỏe cho con kỹ hơn với các biện pháp trên. Hãy bổ sung lợi khuẩn cho trẻ thường xuyên với men vi sinh dạng nhỏ giọt tiện lợi, đáp ứng đủ nhu cầu lợi khuẩn cho trẻ mỗi ngày.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ