Khi trẻ ăn gì cũng nôn – mẹ phải xử lý thế nào?

Tình trạng nôn trớ ở trẻ em thường không kéo dài và tự biến mất nhanh chóng mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp trẻ cứ ăn vào là bị nôn, dẫn đến sụt cân và mệt mỏi,… Vậy, khi trẻ ăn gì cũng nôn – mẹ phải xử lý thế nào?

Khi trẻ ăn gì cũng nôn nguyên nhân do đâu?

Khi trẻ ăn gì cũng nôn - mẹ phải xử lý thế nào?

Khi trẻ ăn gì cũng nôn nguyên nhân do đâu?

Theo các chuyên gia, hiện tượng trẻ gì cũng bị nôn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như là:

  • Nhiễm trùng dạ dày ruột: Khi bị nhiễm trùng dạ dày ruột, đặc biệt là vi trùng và ký sinh trùng sẽ khiến con đau bụng, tiêu chảy và trẻ nôn trớ.
  • Dị dạng đường tiêu hóa: Các dị dạng đường tiêu hóa như là: hẹp tá tràng, ruột non, phình đại tràng… cũng khiến bé nôn sau khi ăn.
  • Ngộ độc thực phẩm: Nếu bé ăn thức ăn ôi thiu, kém vệ sinh,… thì có thể dẫn đến nôn mửa. Ngộ độc thực phẩm khiến bé bị nôn sau ăn vài giờ kèm đau bụng, tiêu chảy….
  • Dị ứng thực phẩm: Có rất nhiều loại thực phẩm gây kích thích không mong muốn trong dạ dày của trẻ dẫn đến nôn sau khi ăn bao gồm: trứng, sò, ốc, sữa, lúa mì và cá.
  • Các vấn đề về thần kinh và não: Khi bé bị chấn thương não cũng sẽ gây ra tình trạng ăn vào là bị nôn.

Khi trẻ ăn gì cũng nôn – mẹ phải xử lý thế nào?

Vệ sinh và thay quần áo cho con

Khi trẻ ăn gì cũng nôn - mẹ phải xử lý thế nào?

Ba mẹ hãy vê sinh và thay quần áo cho con

Sau khi con nôn xong, mẹ hãy lau người cho bé bằng nước ấm và khăn mềm. Có thể thay quần áo khác để làm mất đi mùi khó chịu, giảm kích thích muốn nôn của con.

Quàng khăn vào cổ tránh gió

Việc quàng khăn vào cổ cho trẻ là cách để giúp làm ấm cơ thể của trẻ. Việc này giúp tránh tình trạng trẻ bị cảm lạnh, ốm sốt sau khi nôn xong.

Không xốc trẻ lên khi mới nôn

Trẻ có thể nôn liên tục trong khoảng thời gian nhất định, sau đó tần suất giảm dần. Vì thế ba mẹ tuyệt đối không được xốc trẻ lên khi trẻ bị nôn để tránh dịch đi ngược vào phổi gây nguy hiểm.

Vỗ nhẹ lưng con để con nôn hết

Khi trẻ ăn gì cũng nôn - mẹ phải xử lý thế nào?

Vỗ nhẹ lưng con để con nôn hết

Hành động vỗ vào lưng con theo chiều từ cổ xuống thắt lưng giúp con cảm thấy dễ chịu hơn. Kết hợp với việc trò chuyện giúp con phân tâm và có thể làm giảm tình trạng nôn dần dần.

Cho con uống nước sau khi nôn

Trẻ nhỏ sẽ bị mất một lượng nước sau quá trình nôn. Khi mới nôn xong mẹ nên cho con uống một chút nước lọc hoặc nước ép hoa quả. Không nên cho uống quá nhiều sẽ khiến con bị nôn trở lại và nên cho uống ít một và cách khoảng 5 – 10 phút/lần.

Sau khi thực hiện đầy đủ các điều trên, nếu thấy tình trạng nôn khi ăn của trẻ được cải thiện bạn có thể cho trẻ ăn uống lại bình thường. Ưu tiên thực phẩm lỏng, dễ tiêu hoá, không nặng bụng. Còn nếu như tình trạng nôn trớ không được cải thiện thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được hỗ trợ nhé!

Bổ sung men vi sinh giúp hỗ trợ tiêu hóa cho bé

Khi trẻ ăn gì cũng nôn - mẹ phải xử lý thế nào?

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con

Đặc biệt, với trẻ nhỏ trên 1 tháng tuổi bị đầy bụng, nôn trớ, mẹ có thể kết hợp sử dụng thêm cho bé uống men vi sinh nhằm bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con.

Việc tăng cường lợi khuẩn sớm cho các bé bằng chế phẩm men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và hỗ trợ tăng cường sức khỏe tiêu hóa tối ưu cho bé. Nhờ đó, cải thiện tối ưu các vấn đề tiêu hóa ở bé như tiêu chảy, táo bón, đi ngoài phân lỏng, nôn trớ, đầy bụng, khó tiêu… hiệu quả giúp bé yêu khỏe mạnh hơn, tạo đà phát triển toàn diện.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ