Gợi ý thực đơn cho trẻ chậm tăng cân ba mẹ nên tham khảo

Trẻ chậm tăng cân, gầy yếu, kém hấp thụ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển thể chất, tinh thần. Vấn đề bé chậm tăng cân là nỗi lo chung của rất nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý thực đơn cho trẻ chậm tăng cân ba mẹ nên tham khảo! 

Một số thực phẩm khuyến cáo cho bé chậm tăng cân

Các bác sĩ cho biết, để giúp bé tăng cân; đảm bảo phát triển tốt về thể chất và trí não; chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu. Những bữa ăn hàng ngày của trẻ cần đảm bảo bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất chính: chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất. Một số thực phẩm khuyến cáo cho bé chậm tăng cân nên ăn là:

Gợi ý thực đơn cho trẻ chậm tăng cân ba mẹ nên tham khảo

Ba mẹ nên chú ý tăng cường các thực phẩm giàu đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất cho bé

Các thực phẩm giàu calo

  • Sữa mẹ, sữa bò, kem tươi, phô mai, sữa chua…
  • Bơ đậu phộng, trứng.
  • Các loại thịt như thịt gà, thị lợn
  • Các loại trái cây như xoài, chuối, vải, đu đủ, nho, hồng xiêm, đào, lê…
  • Trái cây sấy khô như sung, nho khô, mận khô, các loại hạt….
  • Dầu oliu, dầu thực vật, mỡ động vật..

Các thực phẩm giàu protein

  • Các loại cá như cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá thu…
  • Sữa đậu nành, đậu phụ
  • Các loại hạt như hạnh nhân, hạt chia, óc chó, macca,…
  • Một số loại ngũ cốc như kê ngón tay, yến mạch…
  • Các loại rau như bông cải xanh, rau bina, đậu bắp, bí đao, cải xoong….

Gợi ý thực đơn cho trẻ chậm tăng cân trong 1 tuần

Thứ 2: 

  • Bữa sáng: Súp cua trứng cút; sữa tươi.
  • Bữa phụ sáng: Sữa tươi
  • Bữa trưa: Cơm trắng; canh đậu hũ cà chua; cá kho thơm; chuối.
  • Bữa xế: Sữa tươi
  • Bữa tối: Cơm, canh rau dền nấu tôm, chả trứng.

Thứ 3:

  • Bữa sáng: Phở bò, bánh su kem
  • Bữa phụ: Sữa tươi
  • Bữa trưa: Cơm; canh thịt băm cải bó xôi; tôm rim chua ngọt; đu đủ.
  • Bữa xế: Bánh flan
  • Bữa tối: Canh thịt băm nấu mướp; thịt gà kho nấm; nho.

Gợi ý thực đơn cho trẻ chậm tăng cân ba mẹ nên tham khảo

Ba mẹ nên xây dựng thực đơn dinh dưỡng cân bằng & đa dạng, hỗ trợ bé tăng cân tối ưu

Thứ 4:

  • Bữa sáng: Xôi mặn, nước cam tươi ép
  • Bữa phụ: Sữa tươi
  • Bữa trưa: Cơm; canh tôm tươi cải ngọt; thịt kho trứng; dưa hấu.
  • Bữa xế: Sữa chua hoa quả
  • Bữa tối: Cháo sườn, thanh long.

Thứ 5:

  • Bữa sáng: Bánh cuốn chả, nho tươi
  • Bữa phụ: Sữa tươi
  • Bữa trưa: Cơm; canh sườn non nấu nấm; mực nhồi thịt; sinh tố mãng cầu.
  • Bữa xế: Nước ép cam tươi.
  • Bữa chiều: Cơm ; canh thịt băm bắp cải; xíu mại; vú sữa.

Thứ 6:

  • Bữa sáng: Chào gà; sữa chua
  • Bữa phụ: Sữa tươi
  • Bữa trưa: Cơm; canh chua cá lóc; bò kho cà rốt; dưa hấu
  • Bữa xế: Nước ép dưa hấu.
  • Bữa tối: Cơm; canh khoai mỡ nấu tôm; cá basa chiên xù; táo.

Thứ 7:

  • Bữa sáng: Súp tôm bắp; bánh flan
  • Bữa phụ: Sữa tươi
  • Bữa trưa:  Bún mọc, sinh tố xoài.
  • Bữa xế: Sữa chua xoài
  • Bữa tối: Cơm; canh bí đỏ thịt băm; gà chiên nước mắm; quýt.

Chủ nhật: 

  • Bữa sáng: Sandwich trứng và xúc xích; chuối.
  • Bữa phụ: Sữa tươi
  • Bữa trưa: Cà ri cá hồi, bánh mì, nước ép dứa.
  • Bữa xế: sinh tố xoài
  • Bữa tối: Cơm; canh rau cải nấu thịt băm; sườn xào chua ngọt; nước ép lê.

Ngoài ra ba mẹ nên chú ý cho bé hạn chế các thức phẩm chế biến sẵn; đồ dầu mỡ; thức ăn đóng hộp, bánh kẹp ngọt. Đây là những thực phẩm chứa nhiều năng lượng rỗng, không có lợi cho sức khoẻ của bé.

Trên đây là thực đơn cho trẻ chậm tăng cân ba mẹ nên chú ý tham khảo. Bên cạnh việc thiết lập chế độ dinh dưỡng cân bằng và xây dựng thói quen lành mạnh cho trẻ; ba mẹ nên có giải pháp bổ sung thêm men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh biếng ăn, tiêu hoá kém. Bởi trong những năm đầu đời; hệ tiêu hoá của bé chưa hoàn thiện; bé rất dễ gặp phải các vấn đề như tiêu chảy; táo bón; chướng bụng; kém hấp thu… Chúng sẽ gây ra ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ; gây biếng ăn chậm tăng cân ở trẻ.

Gợi ý thực đơn cho trẻ chậm tăng cân ba mẹ nên tham khảo

Men vi sinh chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc hỗ trợ tăng cường tiêu hóa

Việc ba mẹ sử dụng men lợi khuẩn đúng cách cho bé sẽ hỗ trợ hệ tiêu hoá nhanh chóng tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh; duy trì hoạt động ổn định của đường ruột. Nhờ đó tăng cường tiêu hóa; nâng cao sức đề kháng; tạo tiền đề vững chắc giúp bé ăn ngon, phát triển tối ưu.

Tổng hợp: Dương Hoàng

TƯ VẤN MIỄN PHÍ