Cảnh báo sức khỏe khi trẻ bị táo bón quá lâu

Táo bón nếu xuất hiện trong thời gian ngắn không phải là vấn đề đáng lo ngại và cũng không gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên trẻ bị táo bón quá lâu, trở thành bệnh mãn tính không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống của con mà còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Mẹ tham khảo ngay bài sau để tìm hiểu thêm về những vấn đề sức khỏe khi trẻ bị táo bón kéo dài!

Một số biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị táo bón quá lâu

Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị táo bón quá lâu mẹ cần biết:

  • Táo bón khiến trẻ đại tiện ra máu: Trẻ nhỏ bị táo bón lâu ngày phân thường khô, rắn, bề mặt phân gồ ghề. Khi đại tiện phân sẽ cọ vào niêm mạc ống hậu môn trực tràng và gây chảy máu. Lúc đầu mẹ có thể thấy vệt máu trên giấy vệ sinh khi chùi cho trẻ, nặng hơn máu sẽ theo phân ra ngoài và nghiêm trọng nữa là máu nhỏ giọt hay bắn thành tia.

Cảnh báo sức khỏe khi trẻ bị táo bón quá lâu

Lâu không đi ngoài khiến cho khối phân khô, rắn, làm cho bé đi ngoài lẫn máu

  • Táo bón gây nứt kẽ hậu môn ở trẻ: Phân tích trữ lâu trong đại trực tràng sẽ to dần, rắn chắc, khối phân có kích thước lớn hơn độ giãn nở của ống hậu môn và gây nứt kẽ hậu môn. Trẻ nhỏ thường hay bị hơn do niêm mạc da mỏng và dễ gây tổn thương. Nứt kẽ hậu môn làm cho bé đau đớn, không dám đi vệ sinh và làm táo bón ngày một nặng.
  • Táo bón khiến trẻ đau đớn khi đi đại tiện: Trẻ bị táo bón sẽ khiến trẻ bị đau khi đi đại tiện, và vì sợ đau nên trẻ sợ phải đi ngoài, nhịn đi đại tiện ngay cả khi có nhu cầu. Nhịn đi đại tiện lại làm trẻ táo bón và lặp lại vòng tuần hoàn khiến trẻ gặp khó khăn và đau đớn nhiều khi đi vệ sinh.
  • Táo bón có thể gây đau bụng vùng dưới rốn: Đau bụng táo bón gây ra cảm giác ấm ách khó chịu, muốn đi ngoài lại không thể đi được. Thức ăn, chất cặn bã dồn nén gây đầy bụng và căng tức bụng. Trẻ bị táo bón quá lâu phân không đào thải được sẽ ứ đọng trong đại trực tràng làm trẻ đau dưới rốn.

Cảnh báo sức khỏe khi trẻ bị táo bón quá lâu

Táo bón làm trẻ bị đau vùng bụng dưới, căng tức bụng khó chịu

  • Táo bón gây trĩ nội, trĩ ngoại: Biến chứng thường gặp khi trẻ bị táo bón là trĩ nội, trĩ ngoại. Bé bị táo bón làm phân cứng, khô và đè nén trực tiếp lên trực tràng, làm cho tĩnh mạch dưới niêm mạc trực tràng chịu áp lực lớn, cản trở quá trình lưu thông máu. Khi đi ngoài trẻ bị táo bón cần nhiều sức rặn hơn, làm áp suất trong bụng tăng lên, hậu môn và trực tràng đè xuống gây cản trở việc tuần hoàn tĩnh mạch, ảnh hưởng các huyết quản trên trực tràng. Phân bị nén áp làm tĩnh mạch dưới niêm mạc trực tràng mở rộng và tạo nên các búi trĩ.
  • Táo bón có thể gây viêm ống hậu môn trực tràng: Khối phân lớn, rắn, khô dễ gây tổn thương niêm mạc và hậu môn trực tràng, làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm, áp xe hậu môn, rò hậu môn.
  • Táo bón có thể gây tắc ruột: Táo bón lâu ngày có thể gây tắc ruột bán phân hay tắc ruột toàn phần ở trẻ với các biểu hiện đau bụng từng cơn xảy ra liên tục, không xì hơi được, bụng chướng, không đại tiện được.
  • Táo bón gây chán ăn, suy dinh dưỡng: Trẻ bị táo bón quá lâu gây ra tình trạng biếng ăn, chậm tăng cân. Trẻ táo bón kéo dài không còn cảm giác thèm ăn, lâu dần biến thành suy dinh dưỡng mãn tính.

Do đó, các mẹ cần lưu ý quan tâm và quan sát bé thường xuyên, chủ động chăm sóc và tăng cường tiêu hóa cho con kịp thời để hạn chế các biến chứng sức khỏe do táo bón lâu ngày.

Cách trị táo bón hiệu quả cho trẻ tại nhà mẹ nên biết

Táo bón là bệnh lý phổ biến ở lứa tuổi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngay khi thấy trẻ bị táo bón, bố mẹ hãy áp dụng ngay các biện pháp khắc phục như sau:

  • Cho trẻ ăn thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, trái cây, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt..
  • Bổ sung thêm nhiều nước cho trẻ phù hợp với độ tuổi của bé để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
  • Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh vào một thời điểm nhất định trong ngày để tạo phản xạ cho cơ thể.
  • Khuyến khích trẻ vận động tập thể dục thường xuyên.
  • Với những bé có biểu hiện tiêu hóa kém, biếng ăn,… các mẹ có thể kết hợp dùng thêm men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ để tăng cường hàm lượng lớn lợi khuẩn đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ, hỗ trợ tiêu hóa tốt, giải quyết tình trạng táo bón do nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa gây ra. Duy trì dùng men vi sinh cũng là cách hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bé.

Cảnh báo sức khỏe khi trẻ bị táo bón quá lâu

Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho trẻ của Anh Quốc

Tình trạng trẻ bị táo bón quá lâu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với sức khỏe của con. Do đó bố mẹ cần phát hiện sớm tình trạng của bé, áp dụng các biện pháp khắc phục sớm cho trẻ để con mau khỏi. Trường hợp trẻ bị táo bón quá lâu không khỏi, mẹ cần đưa con đi khám ngay để được điều trị với biện pháp phù hợp.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ