Theo các chuyên gia, bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh nếu không nhận biết và xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của bé. Dưới đây là các vấn đề tiêu chảy ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết!
Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là gì?
Thực tế có rất nhiều nguyên nhân cho thể khiến trẻ bị tiêu chảy
Dưới đây là các nguyên nhân gây tiêu chảy cho trẻ sơ sinh mẹ cần lưu ý như sau:
Bất dung nạp lactose: Tình trạng này khá phổ biến ở trẻ phải kết hợp dùng thêm sữa công thức sớm. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo của bé sơ sinh. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân bất khả kháng (mẹ mất sữa, ít sữa, sữa không đủ do chế độ ăn thiếu chất), các mẹ phải cho bé uống thêm sữa công thức. Bản chất sữa công thức kết hợp nhiều chất mà đường tiêu hóa bé còn non nớt, không thể dung nạp được dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Điển hình nhất là tình trạng bất dung nạp đường lactose.
Chế độ ăn của mẹ thiếu khoa học: Nếu người mẹ ăn thực phẩm cay nóng hoặc ăn, uống những thực phẩm chứa caffein, chất kích thích thì trẻ bú mẹ có thể bị tiêu chảy.
Thuốc kháng sinh: Tiêu chảy là một tác dụng phụ thường gặp của kháng sinh. Tình trạng này xảy ra do bé đang mắc bệnh khác phải dùng kháng sinh hoặc do mẹ đang uống kháng sinh nhưng vẫn cho con bú khiến trẻ bị tiêu chảy.
Nhiễm khuẩn đường ruột: Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn đường ruột do virus, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn. Virus gây tiêu chảy ở trẻ có thể tự khỏi và không cần điều trị. Một số loại virus, vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy ở trẻ như: Rota virus, ecoli, salmonella…
Các triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ cần lưu ý
Các triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ cần lưu ý
Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thì các mẹ nên quan sát để xem xét bé bị nặng hay vừa. Bệnh lý này thường được chia thành 3 cấp độ: nặng, vừa và nhẹ. Trong đó ở mức độ nặng thì các bé cần được can thiệp y tế. Dưới đây là triệu chứng từng cấp độ tiêu chảy của trẻ sơ sinh, mẹ cần lưu ý:
Mức độ nhẹ: bé đi tiểu ít hơn, biếng ăn, mệt mỏi, miệng, mắt khô, quấy khóc…
Mức độ vừa: da khô, trũng mắt và mệt mỏi ngủ li bì…
Mức độ nặng: da mất khả năng đàn hồi, quá 6 giờ không đi tiểu, thóp trũng xuống, lờ đờ, mạch đập nhanh, tụt huyết áp và bất tỉnh…
Biến chứng khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy ở thể nhẹ sẽ có thể điều trị và theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, có không ít bậc phụ huynh do chưa thực sự hiểu rõ về bệnh. Thế nên đã có những phương pháp điều trị sai lầm, khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn. Các mẹ cần lưu ý chăm sóc trẻ tiêu chảy đúng cách để tránh các biến chứng nguy hiểm sau:
Mất nước là biến chứng nguy hiểm khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, nếu không bù nước kịp thời, mất nước có thể làm trẻ suy kiệt gây suy thận cấp và tử vong.
Tiêu chảy còn gây nên suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng và tiêu chảy là một vòng xoắn bệnh lý, làm ảnh hưởng trực tiếp lên hệ tiêu hóa của trẻ khiến trẻ dần dần trở nên biếng ăn, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển và trí tuệ của trẻ.
Ba mẹ nên chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy như thế nào?
Chăm sóc trẻ đúng cách tại nhà là giải pháp giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy hữu hiệu
Ngay khi vừa phát hiện trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, bạn cần áp dụng những cách xử lý sau để ngăn chặn bệnh này:
Mẹ cho trẻ bú nhiều sữa hơn để bù lại lượng nước đã mất trong cơ thể trẻ. Ngoài ra, có thể cho trẻ uống 100-150ml nước sôi để nguội.
Sau mỗi lần đi ngoài thì mẹ nên cho trẻ uống 50-100ml dung dịch điện giải Oresol để khắc phục tình trạng tiêu chảy, tránh trẻ mất quá nhiều nước
Hãy nhớ vệ sinh tay sạch sẽ trước khi cho trẻ bú và trước và sau khi thay tã cho trẻ, tránh để trẻ bị nhiễm vi khuẩn, khiến bệnh nặng thêm.
Với trẻ sơ sinh thì chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của trẻ. Nên khi trẻ bị tiêu chảy thì mẹ nên ăn uống lành mạnh, khoa học, hạn chế các đồ ăn dầu mỡ, nhiều muối đường, đồ ăn khó tiêu, chứa nhiều chất bảo quản,… Bổ sung thực phẩm giàu vitamin, giàu chất xơ, tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi để đảm bảo vệ sinh để giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ qua sữa mẹ.
Với trẻ uống sữa công thức, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để thay đổi loại sữa phù hợp hơn với trẻ.
Ngoài ra, đối với trẻ sơ sinh tiêu hóa kém, ba mẹ nên kết hợp cho con uống bổ sung thêm men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinhđể hỗ trợ tiêu hóa và sức đề kháng cho trẻ.
InfaBiotix- Men vi sinh của Anh Quốc bổ sung lợi khuẩn L.Rhamnosus hỗ trợ tăng cường tiêu hóa chuyên biệt cho trẻ sơ sinh
Việc tăng cường lợi khuẩn sẽ giúp đảm bảo hệ vi sinh đường ruột cân bằng, ngăn ngừa và cải thiện nhiều vấn đề đường ruột ở trẻ, trong đó có tiêu chảy. Đồng thời hỗ trợ tăng cường khả năng tiêu hóa và miễn dịch.
Hiện nay, với trẻ bị tiêu chảy, lựa chọn men vi sinh chứa L.Rhamnosus là biện pháp hiệu quả được nhiều mẹ tin chọn. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy L. rhamnosus có thể giúp ngăn ngừa hoặc điều trị nhiều loại tiêu chảy khác nhau như: tiêu chảy liên quan đến kháng sinh, tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy liên quan đến viêm dạ dày ruột cấp tính. Hơn nữa sử dụng LGG trong và sau khi sử dụng kháng sinh cho trẻ có thể giúp khôi phục vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh của bé, vì kháng sinh thường tiêu diệt lợi khuẩn và cả vi khuẩn có hại.
Do đó, lựa chọn men vi sinh chứa chủng lợi khuẩn L.Rhamnosus là lựa chọn thông minh của mẹ giúp bé nhanh chóng cải thiện tình trạng tiêu chảy và hỗ trợ bé yêu được tăng cường tiêu hóa tối ưu hơn.
Nếu tình trạng tiêu chảy của trẻ sơ sinh không hề thuyên giảm, còn xuất hiện triệu chứng sốt cao, quấy khóc và đau bụng,… thì các mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ tới gặp bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.