Biểu hiện khó đi ngoài ở trẻ sơ sinh? Làm cách nào để cải thiện?
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với đặc điểm hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn toàn như người lớn rất dễ gặp các bệnh lý đường ruột ví dụ như táo bón. Tuy nhiên, mẹ có biết biểu hiện khó đi ngoài ở trẻ sơ sinh thế nào không? Làm cách nào để cải thiện tình trạng của con?
Biểu hiện khó đi ngoài ở trẻ sơ sinh thế nào?
Chú ý khi thấy trẻ đi ngoài ít hơn bình thường là dấu hiệu táo bón sớm
Trẻ sơ sinh chưa biết nói nên không thể chỉ rõ cho bố mẹ khi nào con bị táo bón. Vì vậy, bố mẹ cần theo sát các dấu hiệu sức khỏe của trẻ để phát hiện kịp thời tình trạng của con để có biện pháp cải thiện sớm nhất. Biểu hiện khó đi ngoài ở trẻ sơ sinh gồm có:
Tần suất đại tiện ít hơn bình thường:Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thường đi nặng 2-3 lần/ngày, nếu bố mẹ thấy con 1-2 ngày mới đi đại tiện thì có thể nghĩ tới trường hợp bé bị táo bón.
Phân cứng, vón cục:Trẻ khó đi ngoài thường có phân nhỏ hình viên tròn, màu đen hoặc xám, phân khô cứng không có độ ẩm. Nếu mẹ thấy trong phân bé lẫn máu thì chứng tỏ hậu môn của con cũng bị tổn thương vì táo bón.
Trẻ quấy khóc, biếng ăn: Lười ăn, chán ăn, quấy khóc vô cớ chính là những biểu hiện trẻ nhỏ bị táo bón dễ nhận biết. Thức ăn trong cơ thể trẻ không được tiêu hóa sẽ khiến con chán ăn và khó chịu nhiều hơn.
Trẻ đầy bụng, chướng bụng khó tiêu: Những trẻ bị táo bón thường có bụng phình to, sờ thấy cứng.
Các biện pháp cải thiện tình trạng khó đi ngoài ở trẻ sơ sinh hiệu quả
Táo bón, khó đi ngoài ở trẻ sơ sinh nếu không khắc phục kịp thời sẽ gây nên nhiều tác hại cho sức khỏe của bé. Phân không được đào thải ra ngoài sẽ khiến các độc tố trong phân hấp thu ngược lại và khiến trẻ bị nhiễm độc. Bên cạnh đó, không điều trị táo bón triệt để có thể làm tăng nguy cơ tắc nghẽn đường ruột, phình đại tràng, khiến trẻ bị trĩ.. Mẹ hãy tham khảo một số biện pháp cải thiện tình trạng khó đi ngoài của trẻ dưới đây để con sớm khỏe lại:
Tiếp tục cho trẻ bú mẹ và tăng cữ bú cho con để bù nước và cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể bé. Khi bị thiếu nước, cơ thể sẽ hấp thu chất lỏng từ bất cứ đâu, khiến cho kết cấu phân khô và càng rắn hơn, bởi vậy, mẹ cho trẻ bú nhiều sẽ giúp con khắc phục tình trạng này và đi ngoài dễ dàng hơn.
Mẹ tăng cữ cho con bú thường xuyên để bù nước và cung cấp dinh dưỡng cho bé
Mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn khoa học để cung cấp dòng sữa mẹ dinh dưỡng cho bé bị táo bón. Chú ý tăng cường chất xơ từ rau củ quả, uống thật nhiều nước và kiêng các món ăn cay nóng, đồ uống có cồn, chất kích thích..
Với những trẻ khó đi ngoài do dùng sữa công thức, mẹ có thể tìm loại sữa mát hơn, phù hợp hơn với con để thay thế.
Thực hiện massage bụng cho con thường xuyên với chiều massage vòng tròn theo chiều kim đồng hồ để thức ăn khó tiêu bị mềm ra, di chuyển dễ dàng xuống hậu môn, kích thích nhu động ruột hoạt động hiệu quả.
Với trẻ đã bắt đầu ăn dặm, mẹ nên duy trì cho con bú và thực hiện chế độ ăn dặm với những món ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất xơ cho con.
Dùng men vi sinh cho trẻ bị táo bón giúp con ổn định nhanh hệ khuẩn ruột, cung cấp các vi khuẩn có lợi áp đảo sự phát triển mạnh mẽ của vi khuẩn có hại nhờ đó giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ. Đồng thời, sử dụng men vi sinh cũng là cách nâng cao sức đề kháng cho trẻ sơ sinh và bảo vệ sức khỏe đường ruột, ngăn ngừa tình trạng táo bón tái phát.
Sử dụng men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ sơ sinh
Các biểu hiện khó đi ngoài ở trẻ sơ sinh không khó để nhận ra, bố mẹ chỉ cần chú ý theo sát trẻ hàng ngày là có thể biết được thời điểm con đang gặp vấn đề tiêu hóa. Khi đó, bố mẹ hãy áp dụng ngay những biện pháp cải thiện táo bón như trên và nhớ duy trì cho con dùng men vi sinh kể cả khi con đã khỏi bệnh để giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt hơn.