Táo bón chức năng ở trẻ là gì? Mẹ cần làm thế nào để giúp bé bị táo bón chức năng mau khỏi? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin hữu ích giúp mẹ hiểu rõ hơn tình trạng táo bón của bé để khắc phục táo bón cho trẻ hiệu quả!
Táo bón chức năng hay táo bón cơ năng, là tình trạng trẻ không đi ngoài nhiều ngày, phân của con bị khô, cứng khiến cho quá trình đi vệ sinh gặp nhiều khó khăn. Thực chất loại táo bón này không do bất cứ tổn thương thực thể hay tác động sinh lý nào gây ra. Thay vào đó, trẻ nhỏ bị táo bón chủ yếu là do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, chế độ dinh dưỡng chưa khoa học như trẻ ăn thiếu chất xơ, lười uống nước, hoặc do yếu tố tâm lý của bé.
Giống như các loại táo bón khác, táo bón chức năng có thể gặp ở mọi đối tượng, phổ biến ở trẻ từ 2-6 tuổi. Tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu mẹ không sớm phát hiện và điều trị cho trẻ, con có thể bị các biến chứng nguy hiểm như suy dinh dưỡng, nứt kẽ hậu môn, trĩ..
Mẹ cần phát hiện sớm tình trạng táo bón của con để có biện pháp cải thiện kịp thời
Táo bón chức năng được phân chia làm 3 loại:
Khi thấy bé bị táo bón chức năng, mẹ cần thực hiện giải quyết tận gốc vấn đề thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, điều chỉnh lối sống phù hợp cho trẻ:
Cho con dùng men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng
Bố mẹ cần đưa bé bị táo bón chức năng đi gặp bác sĩ ngay nếu thấy xuất hiện thêm các triệu chứng:
Một số dấu hiệu khác đi kèm cần đi cấp cứu như bé bị mất ý thức, ngất xỉu, bụng phình to sờ thấy căng cứng, sốt cao hơn 38.5 độ C, nhịp tim đập nhanh, nôn ói như màu bã cà phê…
Đưa trẻ đi khám ngay nếu thấy bé bị táo bón kèm theo các dấu hiệu bất thường khác
Hiện tượng bé bị táo bón chức năng có thể gây ra những triệu chứng khó chịu nhất định cho con, vì thế bố mẹ cần nắm rõ các kiến thức về bệnh để có cách phòng ngừa, điều trị hiệu quả và an toàn cho trẻ. Nếu thấy bé bị táo bón kèm theo các dấu hiệu khác thường thì cần đưa con đi tới viện để được khám kịp thời.