Trẻ trớ ra cặn sữa có sao không?

Nôn trớ là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh, có thể do yếu tố sinh lý hoặc bệnh lý. Trẻ trớ ra cặn sữa có sao không? Làm thế nào để hạn chế trẻ bị nôn trớ cặn sữa? câu trả lời nằm trong nội dung bài viết dưới đây, mời các bạn chú ý theo dõi và tìm hiểu.

Vì sao trẻ sơ sinh hay bị trớ?

Trớ là hiện tượng sữa trào ngược từ dạ dày lên thực quản và bị phun ra ngoài qua miệng. Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị trớ là do cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện như thể tích dạ dày nhỏ, nằm ngang khiến trẻ dễ dàng bị trớ sau khi ăn no. Van một chiều ngăn giữa thực quản và dạ dày không khép kín khiến sữa vẫn có thể trào ngược từ dạ dày lên. Một số trẻ thậm chí còn bị trớ cặn sữa do mẹ quấn tã quá chặt hoặc mặc cho bé quần áo chật, bó sát gây áp lực lên thành bụng và dạ dày,…

Nếu trẻ bú quá no, cho bú không đúng cách khiến bé nuốt nhiều khí vào bụng hay đặt bé nằm xuống ngay sau khi ăn,… đều rất dễ bị trớ. Ngoài ra trẻ gặp các vấn đề tiêu hóa như dị ứng đạm sữa bò. bất dung nạp lactose, trẻ bị trào ngược dạ dày – thực quản, viêm loét dạ dày – tá tràng, hẹp phì đại môn vị,… cũng có hiện tượng thường xuyên bị nôn trớ.

Trẻ trớ ra cặn sữa có sao không?

Trớ là hiện tượng sữa trào ngược từ dạ dày lên thực quản và bị phun ra ngoài qua miệng

Trẻ trớ ra cặn sữa có sao không?

Trẻ trớ ra cặn sữa là tình trạng bé trớ ra sữa đang trong quá trình tiêu hóa và bị vón cục lại do dịch dạ dày bắt đầu lên men. Nếu bé trớ ra cặn sữa không quá 3 lần/ngày, vẫn tăng cân đều đặn thì mẹ không nên quá lo lắng. Trẻ tăng cân là dấu hiệu cho thấy trẻ không mắc bệnh lý, quá trình chuyển hóa và hấp thụ dưỡng chất vẫn diễn ra bình thường.

Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh trớ sữa liên tục nhiều hơn 3 lần/ngày trong thời gian dài thì đây có thể là triệu chứng bệnh lý nào đó, mẹ cần đưa con đi khám ngay để xác định chính xác bệnh lý và điều trị kịp thời. Trường hợp bé bị nôn trớ ra cặn sữa đi cùng dịch có màu xanh hoặc vàng cũng cần được đưa đi khám ngay. Khi này bé đã bị trớ ra cả dịch dạ dày – ruột, có thể đã mắc một số bệnh lý đường tiêu hóa.

Các triệu chứng trớ cặn sữa di kèm sốt, đau bụng, tiêu chảy, phát ban, thường xuyên quấy khóc,… cũng cần đưa trẻ đi khám ngay vì đây chỉ là những triệu chứng bên ngoài của một vài bệnh lý. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh lý có thể xuất hiện biến chứng nguy hiểm, kéo dài việc điều trị, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ.

Trẻ trớ ra cặn sữa có sao không?

Trẻ trớ ra cặn sữa là tình trạng bé trớ ra sữa đang trong quá trình tiêu hóa và bị vón cục lại

Làm gì khi trẻ trớ ra cặn sữa?

Khi trẻ trớ ra cặn sữa bố mẹ cần:

  • Không được bế thốc trẻ lên, thay vào đó bạn nên đặt bé nằm nghiêng để cặn sữa, chất nôn trớ theo khóe miệng chảy ra ngoài, không tràn vào đường hô hấp khiến bé bị ngạt thở.
  • Lấy khăn sạch, mềm lau sạch vùng miệng, cổ, khu vực bị chất nôn trớ bám vào và thay toàn bộ quần áo để cơ thể bé không có mùi khó chịu.
  • Không cho bé ăn bổ sung ngay sau khi nôn trớ, cũng không nên cho bé ăn quá no. Thay vào đó mẹ hãy cho bé ăn thành nhiều bữa nhỏ để bé dễ dàng hấp thụ hết, giảm trớ cặn sữa.
  • Cho bé bú đúng cách, không đặt bé nằm xuống ngay sau khi bú xong mà nên vỗ ợ hơi sau khi bé bú xong 15 – 20 phút và tiếp tục bế sau khi bé ợ hơi khoảng 10 phút.
  • Cho bé uống loại sữa phù hợp với sở thích, đúng tháng tuổi. Đặc biệt, bé mắc chứng bất dụng nạp lactose, dị ứng đạm sữa bò cần được bác sĩ tư vấn lựa chọn loại sữa phù hợp và uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn, tăng khả năng tiêu hóa, cải thiện chứng dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose.
  • Không cho bé bú quá no, khoảng cách giữa 2 cữ bú là 2 – 4 giờ.
  • Cho bé mặc quần áo rộng rãi, chất liệu thấm hút mồ hôi

Trẻ trớ ra cặn sữa có sao không?

Cho bé bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho bé

  • Cho bé bổ sung men lợi khuẩn hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, tăng sức đề kháng cho bé, đặc biệt là trẻ tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột với các biểu hiện như nôn trớ, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón,…. Việc tăng cường bổ sung lợi khuẩn giúp đảm bảo hệ vi sinh được cân bằng, duy trì hoạt động ổn định của đường ruột. Nhờ đó, tạo tiền đề giúp bé có tiêu hóa tốt, đề kháng vững vàng giúp thúc đẩy chức năng tiêu hóa được tăng cường, cải thiện và ngăn ngừa tình trạng bé bị trớ ra cặn sữa hiệu quả.
  • Cho bé đi khám ngay khi có dấu hiệu nôn trớ, đau bụng, sốt, không tăng cân.

Hiện tượng trẻ trớ ra cặn sữa rất phổ biến và thường là do các yếu tố sinh lý trong cơ thể, không gây nguy hiển. Tuy nhiên, nếu trẻ bị nôn trớ kéo dài đi kèm hiện tượng giảm cân, không tăng cân hay bất kỳ dấu hiệu khác thường nào thì mẹ cần đưa con đi khám ngay.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ