Trẻ sơ sinh hết trớ sữa nhờ ba mẹ áp dụng đúng cách này!

Làm sao để trẻ sơ sinh hết trớ sữa là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh quan tâm khi con có biểu hiện nôn trớ thường xuyên. Những cách dưới đây sẽ giúp bố mẹ cải thiện tình trạng của trẻ trong thời gian ngắn.

Phương pháp giúp trẻ sơ sinh hết trớ sữa

Trong những năm tháng đầu đời, một số trẻ sơ sinh thường có những biểu hiện nôn trớ sau khi bú. Tình trạng này sẽ tự hết khi bé đã lớn hơn, tuy nhiên mẹ cũng cần theo dõi kỹ trạng thái của con để tránh bé chuyển từ nôn trớ sinh lý sang bệnh lý trào ngược dạ dày, thực quản. Một số cách sau đây bố mẹ có thể tham khảo áp dụng cho con như:

Giảm số lượng mỗi lần ăn và chia nhỏ bữa ăn trong ngày

Cấu tạo dạ dày của trẻ sơ sinh thường rất nhỏ và có vị trí nằm ngang, do vậy, bé rất dễ bị nôn trớ khi ăn quá no. Để cải thiện tình trạng trớ sữa, bố mẹ nên chia lượng sữa của con thành nhiều cữ, giảm số lượng sữa mỗi lần ăn, giúp con hấp thu dinh dưỡng tốt hơn nhờ tăng cường tiêu hóa trong dạ dày. Nhờ đó, bé cũng sẽ giảm số lần nôn trớ sau khi bú mẹ.

Trẻ sơ sinh hết trớ sữa

Cho con bú thành nhiều cữ nhỏ trong ngày để hạn chế tình trạng nôn trớ do ăn quá no

Điều chỉnh tư thế bú và cho trẻ bú đúng cách

Một trong những nguyên nhân khiến bé sơ sinh hay nôn trớ khi ăn lại chính do tư thế cho bú của mẹ chưa đúng, khiến cho lượng sữa chưa xuống tới dạ dày đã bị trào ngược lên trên. Kể cả mẹ cho bé bú trực tiếp hay sử dụng bình sữa cũng cần nhớ giữ cho vị trí đầu con cao hơn dạ dày.

Khi cho bú, hãy đảm bảo bé ngậm được hết núm vú của mẹ hoặc núm vú bình sữa, lượng sữa luôn ngập cổ bình. Thêm vào đó, nếu mẹ thấy bé đã ngủ, hoặc đang ho, đang khóc.. thì không nên cho trẻ bú để tránh con bị sặc, trớ sữa.

Không đặt trẻ nằm ngay sau khi bú no

Khi bé thực hiện động tác bú mút, cùng với sữa mẹ sẽ có một lượng không khi đi theo vào dạ dày của trẻ. Nếu lúc này mẹ đặt con nằm luôn sau khi bú no, rất có khả năng con sẽ trớ hết số sữa vừa bú ra ngoài. Lúc này, vỗ ợ hơi là cách giúp trẻ sơ sinh hết trớ sữa hiệu quả. Mẹ nên thực hiện vỗ ợ hơi từ 15-20 phút, bế đứng trẻ rồi sau đó mới nên cho bé nằm.

Trẻ sơ sinh hết trớ sữa

Thực hiện vỗ ợ hơi sau khi bé ăn no để tránh làm trẻ trớ sữa sau ăn

Nới lỏng quần áo, tã bỉm ở trẻ sơ sinh hay nôn trớ

Mặc quần áo quá kín, chật hay quần áo dày khiến trẻ không thoải mái khi bú, tã bỉm chật nên lúc bú trẻ dễ bị nôn trớ khi thành bụng và dạ dày bị đè nén quá chặt. Vì vậy, trước khi cho con bú, mẹ nên kiểm tra lại quần áo của trẻ và nới lỏng tã bỉm, quần áo quanh vùng bụng để con thoải mái hơn.

Tăng cường lợi khuẩn cho trẻ 

Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ sơ sinh là cách giúp con hạn chế tình trạng nôn trớ cũng như thúc đẩy quá trình triêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Số lượng lợi khuẩn được cung cấp vào cơ thể sẽ nhanh chóng kích thích enzyme tiêu hóa nội sinh hoạt động, chuyển hóa dưỡng chất để hệ tiêu hóa hấp thu dễ dàng hơn.

Ngoài ra, thêm men vi sinh vào chế độ ăn hàng ngày của bé cũng giúp con phòng tránh được nhiều bệnh lý sơ sinh hay gặp, cải thiện các vấn đề rối loạn tiêu hóa thông thường như táo bón, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu..

Trẻ sơ sinh hết trớ sữa

Cho bé bổ sung probiotics giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa của bé

Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Khi mẹ đã thực hiện tất cả những phương pháp giúp trẻ sơ sinh hết trớ sữa trên đây nhưng không thấy tình trạng của con được cải thiện thì nên đưa trẻ đi khám tại bệnh viện chuyên khoa Nhi để được kiểm tra và điều trị chuyên sâu.

Nếu mẹ thấy trẻ bị nôn trớ đi kèm với những biểu hiện bất thường khác như ho dai dẳng, quấy khóc, trẻ không tăng cân, đại tiện phân có dịch nhầy hoặc lẫn máu.. thì nên đưa con đi khám ngay để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.

Trẻ sơ sinh hết trớ sữa

Đưa trẻ đi khám khi bé có những biểu hiện bất thường kèm nôn trớ

Trên đây là những phương pháp giúp mẹ khắc phục tình trạng nôn trớ sinh lý của bé nhanh chóng, tăng cường tiêu hóa của bé tốt hơn. Bổ sung men vi sinh vào thực đơn hàng ngày của con là điều bố mẹ nên làm để giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, nâng cao hệ miễn dịch và phát triển toàn diện hơn.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ