Hiện nay có nhiều phụ huynh chia sẻ về vấn đề trẻ sơ sinh đau bụng nôn trớ khiến cho nhiều bố mẹ bối rối không biết phải làm thế nào. Tùy vào từng nguyên nhân khác nhau mà sẽ có những cách giải quyết khác nhau giúp con mau khỏi. Bố mẹ hãy đọc ngay bài viết sau để hiểu kỹ hơn trường hợp này!
Trẻ sơ sinh đau bụng nôn trớ là biểu hiện của bệnh gì?
Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh đau bụng nôn trớ, trong đó một số lý do chính gây ra tình trạng này là do:
Nhiễm khuẩn tiêu hóa, viêm dạ dày – ruột: Tình trạng này xảy ra có thể do trẻ bị bệnh đường tiêu hóa, do con đã bị nhiễm khuẩn khi ngậm tay, ngậm đồ chơi bị nhiễm khuẩn, mầm bệnh lây lan trong thời tiết nóng ẩm và tấn công hệ tiêu hóa còn non yếu của bé, trẻ dùng kháng sinh lâu ngày..
Nhiễm giun sán: Trẻ bị đau bụng và buồn nôn do bị nhiễm giun, với các dấu hiệu điển hình là đau xung quanh rốn, bụng to bất thường, cơ thể bé gầy yếu, trẻ nôn ra giun hay đi vệ sinh ra giun, trẻ quấy khóc nhiều…
Chế độ ăn không phù hợp: Mẹ ăn phải đồ ăn không phù hợp, đồ ăn có vấn đề và cho bé bú, hoặc trẻ ăn dặm quá sớm, ăn đồ không phù hợp với lứa tuổi cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng và buồn nôn ở trẻ sơ sinh.
Một số bệnh lý khác: Trẻ sơ sinh đau bụng nôn trớ cũng có thể do các bệnh ngoại khoa nguy hiểm như viêm ruột thừa, lồng ruột, tắc ruột..
Trẻ sơ sinh bị đau bụng nôn trớ có thể do nhiễm khuẩn đường ruột
Khi thấy trẻ sơ sinh đau bụng nôn trớ bố mẹ phải làm sao?
Khi gặp tình trạng trẻ bị đau bụng kèm theo dấu hiệu nôn trớ, mẹ cần theo dõi diễn biến sức khỏe của con. Nếu thấy các biểu hiện ở mức nhẹ và có thể tự chăm sóc tại nhà, bố mẹ hãy áp dụng những biện pháp cải thiện đơn giản như sau:
Bù nước và điện giải cho trẻ: Thực hiện bù nước và điện giải cho bé với dung dịch Oresol để bù các thiếu hụt khi bé bị mất nước vì nôn hay tiêu chảy nhiều lần. Tuy nhiên mẹ nên nhớ không tự ý cho con dùng thuốc cầm nôn, cầm tiêu chảy khi không có chỉ định của bác sĩ.
Cho con bú nhiều hơn: Mẹ hãy tăng cữ bú cho con nhiều hơn với lượng vừa đủ, cho con bú thành nhiều cữ, không ép con bú quá nhiều. Việc cho con bú sẽ giúp tăng cường dinh dưỡng và nước, bổ sung kháng thể giúp con mau khỏi.
Cho con bú nhiều hơn để bù nước và dinh dưỡng cho trẻ khi con nôn trớ nhiều
Dùng thuốc trị giun: Những trẻ bị đau bụng giun bố mẹ hãy cho con dùng thuốc trị giun sán phù hợp khi con đủ tuổi, giữ gìn vệ sinh tay chân và cơ thể của bé sạch sẽ.
Điều chỉnh dinh dưỡng: Mẹ cho con bú hãy tăng cường ăn nhiều thực phẩm lành mạnh để có dòng sữa dinh dưỡng cho bé bú, tránh ăn những thực phẩm dầu mỡ gây khó tiêu. Với những bé đã ăn dặm, mẹ cần tăng cường thêm cho con các món ăn lỏng, dễ tiêu hóa trong thời gian con bị bệnh để bé nhanh phục hồi.
Vệ sinh đồ chơi: Thực hiện vệ sinh đồ chơi và môi trường xung quanh trẻ, tránh để con bị nhiễm khuẩn từ môi trường xung quanh. Mẹ cũng cần vệ sinh tay cho trẻ thường xuyên hàng ngày.
Dùng thuốc hạ sốt: Nếu bé bị sốt trên 38.5 độ C, mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường cho bé, không tự ý mua kháng sinh trị bệnh.
Cung cấp lợi khuẩn đường ruột với men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ
Tăng cường men vi sinh cho trẻ tiêu hóa kém: Với trẻ đau bụng nôn trớ do tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột, ba mẹ có thể kết hợp cho bé dùng thêm men vi sinh cho trẻ sơ sinh đều đặn với lượng tiêu chuẩn. Sử dụng men dạng giọt để cung cấp đủ số lượng men mà cơ thể cần, tăng cường lợi khuẩn đường ruột cho bé. Việc dùng men vi sinh sẽ giúp lấy lại sự cân bằng hệ khuẩn ruột, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con. cơ thể.
Trẻ sơ sinh đau bụng nôn trớ có thể do tác động của môi trường, do ăn uống chưa khoa học, cũng có thể do các bệnh lý khác gây ra. Bố mẹ cần nắm rõ dấu hiệu của bệnh và thực hiện các biện pháp cải thiện sức khỏe tại nhà hoặc đưa con tới bệnh viện để bé được thăm khám kịp thời.