Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy ra nước: Nguyên nhân và cách xử lý

Tiêu chảy ra nước là một trong những vấn đề tiêu hóa phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh do tiêu hóa kém. Khi trẻ bị bệnh này, bố mẹ cần nhanh chóng có các biện pháp can thiệp kịp thời để cầm tiêu chảy, tránh mất nước quá nhiều có thể nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây là nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy ra nước và cách xử lý hiệu quả.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy ra nước

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy ra nước: Nguyên nhân và cách xử lý

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy ra nước

Tiêu chảy ra nước là tình trạng đi ngoài ra phân lỏng, nghĩa là phân có thể thay đổi hình dạng theo vật chứa hay có phần “nước” nhiều hơn “cái”, khác so với thường ngày. Đồng thời, tình trạng đi tiêu lỏng này phải xảy ra ít nhất 3-4 lần trong vòng 24 giờ mới được xem là tiêu chảy.

Trẻ bị tiêu chảy ra nước thường có cảm giác đau bụng, muốn đi cầu ngay và khó kiểm soát được nhu động ruột. Các triệu chứng xuất hiện và kéo dài bao lâu sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây tiêu chảy. Những tác nhân hàng đầu gây đau bụng tiêu chảy ra nước có thể kể đến như:

  • Nhiễm nguyên sinh động vật như amip, lamblia: đây là các loại ký sinh trùng ở ruột, người khi bị nhiễm loại ký sinh trùng này sẽ có cảm giác đau quặn ở bụng, tiêu chảy ra nước có thể xen lẫn cả táo bón.
  • Nhiễm khuẩn shigella, salmonella gây kiết lỵ: đây là một trong những dạng nhiễm trùng ruột cấp tính gây tiêu chảy ra nước. Kèm theo đó, trẻ nôn trớ, ớn lạnh trong người, mệt mỏi, chóng mặt….
  • Nhiễm ký sinh trùng như giun đũa, giun kim, sán: nếu liên quan đến tác nhân này, trẻ có thể đi lỏng kèm nước, lúc phân đặc hơn nhưng có thể thấy được hình dáng giun trong phân.
  • Dùng nguồn nước bẩn: mẹ sử dụng các loại nước ô nhiễm để nấu ăn, vệ sinh cho bé chính là tác nhân hàng đầu gây tiêu chảy cùng hàng loạt các bệnh tiêu hóa nguy hiểm khác. 
  • Trẻ mắc một số bệnh lý về tiêu hóa: nếu trẻ sơ sinh tiêu chảy diễn ra nhiều lần, mỗi lần kéo dài thì rất có thể đây là dấu hiệu cho thấy con trẻ đang mắc một số bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng….
  • Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh: tính chất cơ bản của kháng sinh là ức chế vi khuẩn gây hại đồng thời cũng có thể loại bỏ nhầm các lợi khuẩn cho dạ dày.  Điều này sẽ làm hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng khiến bé bị đau bụng và tiêu chảy ra nước. 
  • Do bất dung nạp Lactose: Khi trẻ em bị thiếu hụt men Lactase, đường Lactose trong sữa không được tiêu hoá. Chính lượng đường Lactose bị ứ đọng trong ruột đã chuyển thành axit lactic và gây ra hiện tượng tiêu chảy ra nước ở trẻ.

Cách xử lý trẻ sơ sinh bị tiêu chảy ra nước hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy ra nước: Nguyên nhân và cách xử lý

Cách xử lý trẻ sơ sinh bị tiêu chảy ra nước hiệu quả

Dưới đây là 1 số cách xử lý trẻ sơ sinh bị tiêu chảy ra nước đơn giản tại nhà mà bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng. Cụ thể như sau:

  • Cách tốt nhất để bù nước và điện giải là cho trẻ uống oresol theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Sau khi pha thành dung dịch, mẹ chỉ dùng cho trẻ uống trong vòng 24 giờ. 
  • Luôn đảm bảo vệ sinh cơ thể bé hằng ngày, tránh để vi khuẩn xâm nhập
  • Chế độ ăn của mẹ cũng cần được thay đổi. Theo đó, mẹ nên ăn nhiều hơn các thực phẩm giúp bé dễ tiêu như: sữa chua, kefir, các loại trái cây giàu kali như chuối, dứa…Đồng thời, mẹ hạn chế tối đa việc sử dụng chất kích thích, uống nước có gas, ăn đồ tái… Điều này giúp đảm bảo nguồn sữa chất lượng và dồi dào cho bé.
  • Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể kết hợp dùng thêm men vi sinh lợi khuẩn để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho bé yêu của mình. Đây là phương pháp chăm sóc sức khỏe đường ruột cho trẻ được nhiều bố mẹ Việt tin chọn.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy ra nước: Nguyên nhân và cách xử lý

Uống bổ sung men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ sơ sinh 

Với trẻ tiêu chảy sơ sinh bị tiêu chảy ra nước, việc tăng cường lợi khuẩn sẽ giúp hệ vi sinh đường ruột được trở về trạng thái cân bằng, ngăn ngừa sự xâm nhập của hại khuẩn. Nhờ đó duy trì hiệu quả hoạt động của đường ruột, cải thiện tiêu chảy nhanh chóng cho con. Đồng thời, phương pháp này còn giúp tăng cường miễn dịch, giúp bé có sức đề kháng tốt để chống chọi lại tác nhân gây ra các vấn đề tiêu hóa.

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần đặc biệt lưu ý khi quan sát thấy bé tiêu chảy kéo dài kèm các biểu hiện bất thường như sốt, quấy khóc, ngủ li bì,… ba mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến gặp cơ sở y tế để khám và điều trị sớm. Có như vậy mới không gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ