Trẻ nhỏ ngộ độc thực phẩm bị tiêu chảy mẹ phải làm gì?

Các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm ở trẻ em có thể xảy ra sau vài phút, vài giờ, 1-2 ngày sau khi sử dụng thực phẩm. Việc nắm cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm là bước quan trọng giúp phòng ngừa hậu quả và tránh gây nguy hiểm tính mạng. Vậy, trẻ nhỏ ngộ độc thực phẩm bị tiêu chảy mẹ phải làm gì?

Nguyên nhân trẻ nhỏ ngộ độc thực phẩm là gì?

Trẻ nhỏ ngộ độc thực phẩm bị tiêu chảy mẹ phải làm gì?

Nguyên nhân trẻ nhỏ ngộ độc thực phẩm là gì?

Nguyên nhân phổ biến của ngộ độc thực phẩm ở trẻ em là do sinh vật truyền nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn khác nhau, vi rút và ký sinh trùng hoặc các độc tố của chúng. Sinh vật truyền nhiễm có thể làm ô nhiễm thực phẩm tại bất kỳ khâu nào trong sản xuất, chế biến thực phẩm.

Một số nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ em như là:

  • Việc xử lý thực phẩm hoặc chế biến các món ăn cho bé không đúng cách.
  • Thức ăn để ngoài quá lâu.
  • Ăn uống ngoài đường, nhất là ở những hàng quán mất vệ sinh.
  • Thường xuyên ôm ấp, âu yếm thú cưng khiến trẻ em dễ bị dính lông của những con vật này và lại dính vào thức ăn và đưa vào miệng.
  • Thức ăn không được nấu chín kĩ để tiêu diệt các vi khuẩn, thay vào đó, vi khuẩn có cơ hội nhân lên và phá hủy thức ăn.
  • Hoa quả và rau củ chưa được rửa sạch đúng cách
  • Nấu đồ ăn cho bé với nguồn nước bị ô nhiễm.

Trẻ nhỏ ngộ độc thực phẩm bị tiêu chảy mẹ phải làm gì?

Bù nước và chất điện giải cho bé

Trẻ nhỏ ngộ độc thực phẩm bị tiêu chảy mẹ phải làm gì?

Bù nước và chất điện giải cho bé

Trẻ bị tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm gây mất nước và chất điện giải nên trong điều trị ngộ độc thực phẩm, vấn đề hàng đầu là bù nước và chất điện giải.

Thuốc dùng trong trường hợp này là oresol (ORS). Đây là thuốc phòng và điều trị mất điện giải và nước trong tiêu chảy từ nhẹ đến vừa. Mỗi gói thuốc ORS khi dùng được hòa tan trong một lít nước để nguội hoặc gói nhỏ (5g) pha với 200ml nước. Theo đó, cần phải pha đúng tỷ lệ theo hướng dẫn sử dụng bởi pha sai cách sẽ khiến dung dịch loãng hoặc đặc quá đều gây hại cho sức khỏe.

Để bù nước, nếu mất nước nhẹ thì cho bé uống 50 ml/ kg, trong 4 – 6 giờ. Mất nước vừa phải cho uống 100 ml/ kg, trong vòng 4 – 6 giờ. Sau đó điều chỉnh liều lượng và thời gian uống tùy theo mức độ khát và đáp ứng với điều trị. Với trẻ nhỏ mẹ cần cho uống từng ít một và nhiều lần. Không nên cho uống một lúc quá nhiều, sẽ bị nôn trớ.

Tăng cường dinh dưỡng cho bé phù hợp

Trẻ nhỏ ngộ độc thực phẩm bị tiêu chảy mẹ phải làm gì?

Tăng cường dinh dưỡng cho bé phù hợp

Chế độ dinh dưỡng dưới đây giúp bé hấp thu chất dinh dưỡng nhanh nhất mà không phải khiến hệ tiêu hóa hoạt động co bóp liên tục. Cụ thể như sau:

  • Thức ăn loãng, lỏng, mềm: Thức ăn loãng giúp cho hệ tiêu hóa của bé hoạt động bình thường vì các cơ quan tiêu hóa không phải hoạt động nhiều nhưng vẫn nhận đủ năng lượng để hồi phục. Những thức ăn loãng như cháo, súp, canh,…
  • Những thức ăn ít chất béo và chất xơ: Nhóm thức ăn chứa ít chất béo và chất xơ giúp cho quá trình hoạt động hấp thu dễ dàng hơn. Thực phẩm có thể cung cấp được như ngũ cốc, trứng, chuối, cơm, mì, khoai tây,…
  • Gừng: Gừng hỗ trợ bệnh lý về đường tiêu hóa mà trẻ hay gặp phải, quan trọng nhất là gừng hỗ trợ tiêu hóa trong tình trạng ngộ độc thức ăn ở trẻ. Bố mẹ xay gừng trong thức ăn giúp dạ dày của trẻ dịu lại, hoặc làm nước gừng mật ong, trà gừng cho con uống.
  • Ngoài ra, với trẻ biếng ăn tiêu hóa kém sau khi ngộ độc thực phẩm, mẹ có thể cho bé uống bổ sung men vi sinh để hồi phục sức khỏe tiêu hóa cho con.

Trẻ nhỏ ngộ độc thực phẩm bị tiêu chảy mẹ phải làm gì?

Cho trẻ dùng men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng

Bởi mẹ biết đấy, trẻ nhỏ khi bị ngộ độc thức ăn khiến cho đừờng ruột bị tổn hại nghiêm trọng, hệ vi sinh mất cân bằng. Do đó, tăng cường men vi sinh bổ sung lợi khuẩn lúc này sẽ giúp hồi phục lại chức năng tiêu hóa, tăng sức đề kháng. Nhờ đó, vấn đề ngộ độc thực phẩm ở bé sẽ được cải thiện nhanh chóng hơn, bé khỏe mạnh hơn nhiều.

Đưa bé đến cơ sở y tế

Sau khi tiến hành quy trình xử lý ngộ độc thực phẩm bị tiêu chảy bao gồm các cách gây nôn, bù nước,… dù tình trạng bé có dấu hiệu tỉnh táo vẫn cần được đưa tới các cơ sở ý tế gần nhất để kiểm tra và tiến hành các bước cấp cứu khi cần thiết.

Dựa theo kết quả lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định làm thêm một số kỹ thuật như xét nghiệm máu, cấy phân,… nhằm tìm kiếm sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh, giúp xác định chính xác nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và có hướng xử trí phù hợp hơn bé yêu của bạn.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ