Trẻ ngứa sốt là do nguyên nhân gì?

Trẻ ngứa sốt khắp người khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Trong những trường hợp này, cha mẹ cần giữ bình tĩnh để theo dõi các triệu chứng của trẻ và xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bậc phụ huynh nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả khi trẻ bị ngứa sốt khắp người.

Tình trạng trẻ ngứa sốt là gì?

trẻ ngứa sốt là do nguyên nhân gì?

Trẻ ngứa sốt khắp người là tình trạng gì?

Hầu hết các cơn sốt, ngứa phát ban và mẩn đỏ của trẻ đều là phản ứng của cơ thể khi bị nhiễm trùng. Các tác nhân truyền nhiễm có thể xuất hiện từ các tổn thương da gây sốt, hoặc chúng có thể xâm nhập vào cơ thể và gây ra các biểu hiện trên da. Dù là do nguyên nhân nào thì cha mẹ cũng nên theo dõi kỹ những trường hợp này để phát hiện sớm những triệu chứng bất thường, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Những nguyên nhân khiến trẻ ngứa sốt

Việc xác định nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa sốt là điều quan trọng để điều trị bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể khiến trẻ bị sốt và nổi mẩn đỏ ngứa:

  • Trẻ ngứa sốt do phát ban

Bệnh sốt phát ban là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao kèm theo các nốt đỏ nổi lên chìm hoặc nhô ra khỏi bề mặt da, gây ngứa từ nhẹ đến nặng. Ban thường xuất hiện trên ngực và lưng, sau đó lan ra cổ, cánh tay, chân và toàn thân. Khi phát ban, trẻ thường sốt cao lên đến 39-40 độ C, kèm theo đau họng, sổ mũi, sưng hạch bạch huyết.

trẻ ngứa sốt là do nguyên nhân gì?

Thực tế có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến bé ngứa sốt

  • Bệnh thuỷ đậu

Giống như bệnh sốt phát ban, bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra. Bệnh đặc trưng bởi các nốt mụn nước trên khắp cơ thể, bao gồm cả miệng và lưỡi. Các triệu chứng đầu tiên là nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, rất khó chịu. Sau 7-10 ngày, chúng trở thành mụn nước. Sau đó những mụn nước này vỡ ra, chảy nước và đóng vảy.

  • Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra. Có thể nhận biết bệnh qua các dấu hiệu sốt cao, đau đầu, chóng mặt, nôn mửa, nổi mẩn ngứa. Sốt ngứa nổi phát ban ở trẻ em có thể xuất hiện trong hoặc một thời gian ngắn sau khi sốt xuất huyết.

Nguyên nhân của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là do cơ thể đang trong quá trình tái hấp thu ngoại bào từ máu để phục hồi những thương tổn da bị phát ban. Phần lớn tình trạng này không quá nghiêm trọng. Trẻ sẽ phục hồi nhanh từ sau 2 – 3 ngày nếu được chăm sóc và chữa trị đúng phương pháp. 

Giải pháp khắc phục khi trẻ bị ngứa sốt khắp người

Điều trị sốt nổi mẩn đỏ thông thường cho trẻ phải xác định được nguyên nhân, sau đó căn cứ trên tình trạng, cơ địa và mức độ triệu chứng nặng nhẹ của bệnh để sử dụng các biện pháp điều trị khác nhau. Một số phương pháp điều trị cho trẻ ngứa sốt: 

– Chườm mát, rửa người cho trẻ ở vùng nách, bẹn bằng vải sạch, khô ráo 

 – Vệ sinh khu vực da có mụn, nốt mẩn mặt bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% 

 – Cho trẻ uống nước điện giải nhằm hạn chế và ngăn chặn việc thiếu nước khi sốt cao, nôn mửa 

 – Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin C giúp cải thiện khả năng miễn dịch và hạ sốt 

Với những bé ngứa sốt kèm các biểu hiện bất thường, các mẹ nên sớm cho con đi khám tại các cơ sử y tế gần nhất để được điều trị kịp thời đảm bảo sức khỏe cho con.

Hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ nhỏ còn rất non yếu và phụ thuộc hoàn toàn vào các kháng thể có trong sữa mẹ. Men vi sinh sẽ hỗ trợ tăng cường miễn dịch cũng như sức đề kháng cho trẻ nhỏ. Bổ sung probiotic cho trẻ sơ sinh cực kỳ giúp ích trong việc hồi phục sức khỏe cho trẻ sau khi mắc các bệnh lý thông thường như sốt phát ban, thuỷ đậu, chán ăn,…

trẻ ngứa sốt là do nguyên nhân gì?

Bổ sung men vi sinh tăng cường lợi khuẩn giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé

Bằng cách thiết lập sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tiêu hoá, men vi sinh cho trẻ sơ sinh giúp giảm các nguy cơ bệnh lý tiêu hoá dẫn đến chán ăn, lười ăn, cơ thể thiếu năng lượng và đề kháng. Đồng thời, hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh giúp kích thích sản xuất các kháng thể IGA và làm chắc chắn hơn cho hệ miễn dịch của trẻ.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ