Trẻ bị trớ sữa và nấc là do nguyên nhân gì?

Trẻ sơ sinh thường bị nấc và trớ khiến mẹ cảm thấy lo lắng. Trẻ bị trớ sữa và nấc là do nguyên nhân gì? Cải thiện như thế nào thì nhanh khỏi? Tìm hiểu về tình trạng nấc và trớ ở trẻ sơ sinh và cách xử lý hiệu quả.

Hiện tượng trớ sữa và nấc ở trẻ sơ sinh

Trớ sữa và nấc là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Trong đó nấc là tình trạng cơ hoành (lớp cơ mỏng nằm giữa khoang bụng và lồng ngực) co thắt liên tục không kiểm soát được, khiến không khí trẻ hít vào bị vướng lại ở đường hô hấp trên. Phản xạ nấc giúp trẻ đẩy bớt không khí dư thừa ra ngoài. Khi co lại đột ngột, cơ hoành sẽ tác động lên dây thanh quản, tạo thành âm thanh “hic” đặc trưng, nên còn được gọi là nấc cụt.

Nấc kèm trớ sữa là do trẻ bị nấc liên tục để đẩy không khí, sữa và dịch dạ dày ra ngoài. Nếu hiện tượng trớ và nấc diễn ra thường xuyên mẹ cần chú ý theo dõi biểu hiện bên ngoài của trẻ vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm với trẻ sơ sinh.

Khi trẻ bị nấc kèm trớ mẹ cần theo dõi lượng sữa bị đẩy ra ngoài. Nếu bé chỉ bị ợ hơi và trớ 1 ít sữa thì mẹ có thể an tâm, đây là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bé đang hoạt động tốt. Ngược lại, nếu trẻ bị nấc kèm nôn trớ nhiều, liên tục, mẹ cần đưa con đi khám ngay để xác định chính xác nguyên nhân và điều trị bệnh lý (nếu có) kịp thời, không gây nguy hiểm cho sức khỏe và sự phát triển của bé.

Trẻ bị trớ sữa và nấc là do nguyên nhân gì?

Khi co lại đột ngột, cơ hoành tác động lên dây thanh quản, tạo thành âm thanh “hic” đặc trưng, nên còn được gọi là nấc cụt

Trẻ bị trớ sữa và nấc là do nguyên nhân gì?

Nguyên nhân khiến trẻ bị nấc kèm trớ sữa bao gồm:

  • Trẻ bú quá no gây chướng bụng, đầy hơi, dạ dày căng phồng lên, kích thích cơ hoành co thắt gây nấc. Nếu trẻ nấc quá nhiều sẽ khiến sữa bị trớ ra một phần hoặc tất cả lượng sữa mới bú.
  • Trẻ bị trào ngược dạ dày – thực quản khiến axit dạ dày tác động lên các tế bào thần kinh, kích thích cơ hoành và khiến bộ phận này bị tổn thương gây nấc kèm trớ sữa.
  • Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò sử dụng loại sữa công thức không phù hợp hoặc mẹ nuôi con bú sử dụng thực phẩm gây dị ứng cho trẻ có cơ địa nhạy cảm. Ngoài nấc và trẻ nôn trớ sữa, trẻ dị ứng sữa có thể bị tiêu chảy, mẩn ngứa hoặc sốc phản vệ – nguy hiểm cho tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời, đúng cách.
  • Trẻ mắc bệnh đường hô hấp như viêm đường hô hấp, sổ mũi, ho, hen suyễn,… khiến quá trình hô hấp trở nên khó khăn, cơ hoành bị co thắt gây nấc và trớ thường xuyên.
  • Trẻ bị nhiễm lạnh đột ngột cũng gây nấc. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể, nhắc mẹ nhớ giữ ấm cho bé trong mùa lạnh hoặc khi thời tiết thay đổi.

Trẻ bị trớ sữa và nấc là do nguyên nhân gì?

Ngoài nấc và trớ sữa, trẻ dị ứng sữa có thể bị tiêu chảy, mẩn ngứa hoặc sốc phản vệ khi uống phải loại sữa không phù hợp

Cách xử lý khi trẻ bị trớ và nấc

Thông thường nấc sẽ tự hết sau vài chục phút hoặc vài tiếng, không gây nguy hiểm tính mạng nhưng khiến trẻ khó chịu còn mẹ thì nóng ruột. Khi trẻ bị nấc và trớ mẹ có thể xử lý theo những cách đơn giản dưới đây:

  • Vỗ ợ hơi để trẻ đẩy hết không khí ra ngoài, giúp ngăn ngừa và cải thiện những cơn nấc kèm trớ sữa hiệu quả.
  • Cho trẻ bú ngay khi xuất hiện tiếng nấc (chỉ dùng cho những trẻ không bú mẹ trước khi nấc). Hoạt động nuốt sữa giúp cơ hoành giảm co thắt, giãn ra nhanh hơn.
  • Cho trẻ bú đúng tư thế giúp trẻ hạn chế lượng không khí bị nuốt vào, trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn, giảm nguy cơ bị trớ sữa kèm nấc.
  • Bịt lỗ tai của bé ở cả 2 bên trong khoảng 30 giây. Thực hiện động tác vài lần cho đến khi hết nấc hoàn toàn.

Trẻ bị trớ sữa và nấc là do nguyên nhân gì?

Trẻ uống men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng

  • Cho trẻ uống men lợi khuẩn để cân bằng hệ vi sinh, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con. Đồng thời thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa và miễn dịch vẫn còn non nớt của trẻ, hạn chế nguy cơ trẻ gặp các vấn đề đường tiêu hóa, hô hấp gây nấc và trớ sữa.
  • Đưa trẻ đi bệnh viện nếu bị nấc kèm trớ sữa liên tục để bác sĩ chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời.

Phần lớn trẻ bị trớ sữa và nấc là do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, tác động lên cơ hoành gây co thắt không kiểm soát. Tuy nấc và trớ sữa sinh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhưng lại gây khó chịu, phiền phức, có thể làm trẻ quấy khóc. Ngoài ra trẻ bị nấc kèm trớ sữa liên tục có thể đã mắc bệnh lý, cần được khám và điều trị sớm, ngăn ngừa biến chứng khiến sức khỏe của bé suy giảm.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ