Trẻ bị nôn trớ nhiều phải làm sao? Khi nào cần đưa bé đi viện?

Trẻ bị nôn trớ là hiện tượng khá thường gặp và khiến bố mẹ rất lo lắng. Vậy khi trẻ nôn trớ nhiều phải làm sao? Bố mẹ có biết khi nào cần đưa bé đi bệnh viện không? 

Nguyên nhân vì sao trẻ hay bị nôn trớ?

Bé bị nôn trớ nhiều có thể do nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân do bệnh lý như sau:

Nôn trớ do sinh lý

Trẻ nôn trớ do dạ dày của con nằm ngang, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, cơ thắt tâm vị yếu nên dễ bị trớ khi mẹ đặt con nằm. Nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ cũng do bố mẹ chưa chăm sóc bé đúng cách:

  • Cho trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, ép con ăn no quá mức.
  • Cho trẻ bú mẹ không đúng tư thế hay bú bình chưa đúng cách, khiến trẻ nuốt nhiều không khí vào dạ dày và gây nôn.
  • Trẻ vừa ăn no đã đặt con nằm ngay, hoặc mẹ cho con mặc bỉm, tã quá chặt.
  • Trẻ ăn phải những thức ăn làm cho con bị đầy hơi, chướng bụng.

Trẻ bị nôn trớ nhiều phải làm sao? Khi nào cần đưa bé đi viện?

Trẻ có thể bị nôn trớ do sinh lý hay bệnh lý

Nôn trớ do bệnh lý

Một số nguyên nhân bệnh lý khiến trẻ bị nôn trớ gồm có:

  • Trẻ không dung nạp hay dị ứng đạm sữa bò.
  • Trẻ có hiện tượng trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Trẻ bị dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa.
  • Trẻ bị một số bệnh khác như tiêu chảy nhiễm khuẩn, viêm mũi họng, viêm phổi..
  • Trẻ gặp một số bệnh ngoại khoa như lồng ruột, tắc ruột..

Tìm hiểu biện pháp trẻ bị nôn trớ nhiều phải làm sao?

Cách xử lý ngay khi trẻ bị nôn trớ

Nhiều bố mẹ rất bối rối và băn khoăn không biết khi trẻ bị nôn trớ nhiều phải làm sao. Lúc này, cách xử lý đúng khi thấy bé nôn trớ như sau:

  • Mẹ nghiêng đầu trẻ nôn trớ sang một bên để con không bị sặc.
  • Lau sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ với cách hút hay quấn khăn gạc vào ngón tay và lau sạch cho con.
  • Không bế xốc trẻ khi con đang nôn vì có thể làm tăng nguy cơ trào dịch ói vào phổi.
  • Không quát mắng hay bực tức với trẻ gây mất bình tĩnh, làm trẻ nôn nhiều hơn.
  • Sau khi đã vệ sinh xong cho trẻ, mẹ thay quần áo cho con, bế trẻ và vỗ về cho con bình tĩnh hơn.

Trẻ bị nôn trớ nhiều phải làm sao? Khi nào cần đưa bé đi viện?

Vệ sinh cho trẻ và vỗ về khi con bị nôn trớ nhiều

Mẹo giảm nôn trớ cho trẻ hiệu quả

Để giảm tình trạng nôn trớ của trẻ, mẹ hãy thực hiện các biện pháp như sau:

  • Cho trẻ bú đúng cách: Mẹ cần cho con bú từ bên trái trước rồi sau mới chuyển sang bầu vú bên phải, để sữa dễ dàng xuống dưới và lưu giữ trong dạ dày mà không trào ngược ra bên ngoài. Với trẻ bú bình, mẹ hãy giữ để đầu núm bình sữa luôn đầy sữa, không để bình sữa nằm nghiêng.
  • Nới lỏng quần áo: Không mặc quần áo hay cho con mặc bỉm, tã quá chật làm cho trẻ nôn trớ, vì thành bụng và dạ dày của trẻ bị chèn ép rất dễ gây ra dồn nén.
  • Giữ tư thế đúng cho trẻ sau khi bú hay ăn: Khi trẻ bú hay ăn xong, mẹ hãy bế đứng trẻ và giữ cho con cao đầu trong 15-20 phút, vỗ cho con ợ hơi tới khi nghe thấy tiếng ợ để đẩy không khí từ dạ dày ra bên ngoài.
  • Thay đổi dinh dưỡng cho trẻ: Không ép con ăn quá nhiều bởi trẻ sợ sẽ nôn trớ nhiều hơn. Hãy thay đổi bữa ăn của con đa dạng để bé hứng thú với việc ăn uống hơn.
  • Tăng cường men vi sinh: Bổ sung men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để tái thiết lập sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, tạo tiền đề giúp khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng, nôn trớ của trẻ nhanh chóng. Từ đó giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn và hỗ trợ tăng sức đề kháng tự nhiên của cơ thể.

Trẻ bị nôn trớ nhiều phải làm sao? Khi nào cần đưa bé đi viện?

Tăng cường lợi khuẩn giúp trẻ giảm nhanh dấu hiệu nôn trớ, tăng sức đề kháng tự nhiên

Khi nào cần đưa bé bị nôn trớ nhiều đi viện?

Khi thấy trẻ bị nôn trớ do bệnh lý, mẹ cần dưa con đi tới bệnh viện khám trong trường hợp thấy các dấu hiệu đi kèm như sau:

  • Trẻ dưới 12 tuần tuổi nôn trớ nhiều hơn một lần.
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước, miệng khô, ít nước mắt hay nước tiểu (thay ít hơn 6 tã lót mỗi ngày).
  • Trẻ bị sốt cao, đau đầu, cứng cổ, phát ban, đau dạ dày.
  • Trẻ nôn ói có lẫn máu hoặc mật.
  • Trẻ nôn trớ liên tục trong 24 tiếng.
  • Trẻ bị co giật, khó thở.
  • Trẻ chướng bụng, tiêu chảy.
  • Trẻ nôn trớ xong rơi vào trạng thái lơ mơ hay bị kích thích tinh thần.
  • Trẻ đau bụng quằn quại.

Giờ thì mẹ đã biết khi trẻ bị nôn trớ nhiều phải làm sao và lúc nào thì đưa trẻ tới bệnh viện rồi. Hãy theo dõi tình trạng sức khỏe của con để có cách giải quyết kịp thời, tránh để tình trạng nôn trớ ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ