Trẻ bị hội chứng ruột kích thích uống sữa được không?

Trẻ bị hội chứng ruột kích thích không thể thoải mái ăn các món ăn mình muốn bởi có một số thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh. Vậy bé bị ruột kích thích uống sữa được không? Có những thực phẩm nào bé nên tránh để không làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

Trẻ bị hội chứng ruột kích thích uống sữa được không?

Sữa là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên trẻ bị ruột kích thích uống sữa được không lại là câu hỏi nhiều bố mẹ băn khoăn vì sợ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bé.

Trẻ bị hội chứng ruột kích thích uống sữa được không?

Bố mẹ cần thận trọng khi cho trẻ bị ruột kích thích uống sữa

Sữa có thể gây ra một số vấn đề với trẻ bị ruột kích thích, bởi các lý do:

  • Sữa có chứa nhiều chất béo khiến bé có khả năng bị tiêu chảy.
  • Một số trẻ bị hội chứng ruột kích thích là do sữa gây ra vì lý do cơ thể không dung nạp được lactose có trong sữa, gây ra các triệu chứng như trẻ nhỏ bị tiêu chảy hay đầy bụng.

Bởi vậy, không phải loại sữa nào trẻ bị ruột kích thích cũng có thể sử dụng được. Bố mẹ có thể chuyển sang các loại sữa ít béo hay không có chất béo cho con. Nếu cảm thấy trẻ dùng sữa hay các sản phẩm từ sữa gây ra các vấn đề khó chịu hệ tiêu hóa thì mẹ hãy cho con dùng các sản phẩm thay thế phù hợp, ví dụ như thay sữa tươi với sữa hạt.

Một số thực phẩm trẻ bị ruột kích thích nên tránh dùng

Ngoài sữa, bố mẹ cần lưu ý hạn chế cho bé bị ruột kích thích ăn một số các thực phẩm như:

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ: Trẻ kém hấp thu dinh dưỡng, có hệ tiêu hóa không khỏe mạnh cần tránh dùng các thực phẩm nhiều dầu mỡ và đồ chiên rán như lạp xưởng, xúc xích, khoai tây chiên, pizza… Tuy nhiên không cần tránh hoàn toàn chất béo, bố mẹ chỉ cần thay thế những thực phẩm này với các thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh như cá hay các loại hạt dinh dưỡng khác.

Trẻ bị hội chứng ruột kích thích uống sữa được không?

Trẻ bị ruột kích thích nên tránh ăn các món ăn dầu mỡ chiên xào

  • Thực phẩm có FODMAP cao: FODMAP là viết tắt của một số carbohydratte chuỗi ngắn (đường) có trong thực phẩm, gây ra những hội chứng khó chịu với trẻ bị ruột kích khích. Trẻ bị ruột kích thích nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có FODMAP cao như táo, dâu đen, bưởi, xoài, lê, mận, đào, củ cải, bắp cải, đậu Hà Lan..
  • Thực phẩm có chất làm ngọt nhân tạo: Chất làm ngọt nhân tạo thường khiến cơ thể khó dung nạp và gây đầy hơi, trẻ cần tránh ăn thực phẩm này để không làm bệnh nặng hơn.
  • Nước ngọt có gas: Đồ uống có gas là món mà nhiều đứa trẻ yêu thích, tuy nhiên lại gây ra nhiều vấn đề đường ruột, đầy hơi, khó tiêu. Lượng đường cao có trong soda và các thức uống khác làm mất cân bằng hệ vi sinh rất nên tránh.

Trong quá trình lên thực đơn dinh dưỡng cho trẻ hàng ngày, ngoài thiết lập chế độ ăn khoa học và đa dạng thực phẩm, với bé tiêu hóa kém, bố mẹ nên kết hợp cho con dùng thêm men vi sinh tăng cường probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cho bé dùng để ổn định sức khỏe hệ tiêu hóa của con.

Trẻ bị hội chứng ruột kích thích uống sữa được không?

Bổ sung men vi sinh cho trẻ hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng

Men vi sinh sẽ giúp bổ sung hàm lượng lớn lợi khuẩn đường ruột vào hệ tiêu hóa, tái thiết lập sự cân bằng hệ vi sinh và hỗ trợ giảm nhanh các dấu hiệu của ruột kích thích như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, đau bụng.. Bên cạnh đó, dùng men vi sinh cũng giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé, phòng tránh bệnh tái phát.

Với những thông tin được chia sẻ trong bài trên, giờ thì mẹ đã biết trẻ bị ruột kích thích uống sữa có được không và nên kiêng các thực phẩm nào để không làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của con rồi. Bố mẹ hãy cho con ăn uống khoa học, đủ chất kết hợp với vận động, ngủ nghỉ khỏe mạnh để bé có sức khỏe tốt hơn và cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ