Trẻ bị đi phân nước không đau bụng là bị bệnh gì?

Đi phân nước không đau bụng là tình trạng tiêu chảy khiến cơ thể mất nước và mệt mỏi, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé. Bố mẹ hãy đọc bài sau để biết nguyên nhân vì sao trẻ gặp tình trạng này và cách cải thiện hiệu quả.

Trẻ bị đi phân nước không đau bụng là bị bệnh gì?

Hiện tượng trẻ đi phân nước không đau bụng có thể do một số nguyên nhân gây ra như sau đây:

  • Ngộ độc thực phẩm: Trẻ bị ngộ độc thực phẩm có thể do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn hay chứa hóa chất gây hại, gây ra tình trạng trẻ nhỏ bị tiêu chảy và nôn ói.
  • Nhiễm vi sinh vật: Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đi ngoài ra nước là do vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra. Ăn phải nguồn thức ăn có chứa vi khuẩn salmonella, vibrio, tụ cầu vàng hay ký sinh trùng, giun sán.. cũng dẫn tới tình trạng tiêu chảy cấp và khiến bé bị đi ngoài.

Trẻ bị đi phân nước không đau bụng là bị bệnh gì?

Nhiễm khuẩn là nguyên nhân khiến trẻ bị đi ngoài phân nước

  • Dùng thuốc kháng sinh: Tiêu chảy do dùng kháng sinh cũng có thể làm trẻ đi phân nước nhưng không bị đau bụng. Kháng sinh được chỉ định chống lại vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể, tuy nhiên nếu cho trẻ lạm dụng dùng kháng sinh trong thời gian dài có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi với các tác dụng phụ là tiêu chảy.
  • Bất dung nạp lactose: Một số trường hợp trẻ bị bất dung nạp lactose do cơ thể không sản xuất đủ men lactase, khiến cho hệ tiêu hóa gặp khó khăn khi tiêu hóa loại đường này và gây ra tình trạng đi phân nước.

Triệu chứng khi trẻ đi ngoài ra nước không đau bụng

Khi bị đi phân nước tiêu chảy cáp, trẻ có thể gặp những dấu hiệu dễ nhận biết sau đây:

  • Tiêu chảy nhiều lần: Trẻ bị đi ngoài liên tục trên 3 lần một ngày, phân lỏng, đục nhiều, không có dấu hiệu sốt hay bị đau bụng.

Trẻ bị đi phân nước không đau bụng là bị bệnh gì?

  • Mất nước: Trẻ bị khát nước, da nhăn nheo, mắt trũng, niêm mạc mắt bị khô, là dấu hiệu của tình trạng đi phân lỏng và đi tiểu thường xuyên.
  • Nôn ói: Bị nôn ói thức ăn ra bên ngoài, nước trong hay vàng đục sau khi đã ăn xong từ 2-7 tiếng.
  • Chán ăn mệt mỏi: Bị tiêu chảy khiến trẻ có dấu hiệu chán ăn do luôn đầy bụng, hạ đường huyết, khiến cơ thể mệ mỏi không còn sức lực.

Các biện pháp khắc phục tình trạng trẻ đi ngoài phân nước

Để khắc phục tình trạng đi ngoài ra nước, bố mẹ hãy tham khảo một số cách sau đây và áp dụng sớm cho bé:

  • Uống thuốc kháng sinh: Trường hợp trẻ bị đi phân nước do vi khuẩn hay ký sinh trùng, việc sử dụng kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tích cực, tuy nhiên cần tùy thuộc vào tình trạng của bé mà bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp, bố mẹ không tự ý mua thuốc cho con dùng.
  • Bù nước và điện giải: Sử dụng dung dịch Oresol để tránh làm cho cơ thể bị mất nước khi tiêu chảy, bù lại chất điện giải đã mất. Bố mẹ hãy pha dung dịch theo hướng dẫn trên bao bì và cho con dùng thường xuyên trong ngày.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Bổ sung các chất dinh dưỡng dạng lỏng, mềm, dễ tiêu hóa để cung cấp các dưỡng chất cần thiết trẻ cần, hỗ trợ sự hồi phục sức khỏe khi bé đi ngoài.
  • Dùng hồng xiêm xanh: Vị chát của hồng xiêm xanh là thuốc cầm tiêu chảy rất tốt. Mặt khác, hồng xiêm xanh chúa tannin giúp làm se và cản trở sự bài tiết chất lỏng từ ruột, giảm tình trạng đi ngoài ra nước. Hãy cho trẻ dùng nước hồng xiêm xanh để con giảm nhanh dấu hiệu bị đi ngoài.

Với những trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài do rối loạn tiêu hóa hay do mất cân bằng hệ vi sinh khi dùng kháng sinh, bố mẹ hãy bổ sung thêm men vi sinh cho con để hỗ trợ tiêu hóa, khắc phục các vấn đề đường ruột của bé. Sử dụng men lợi khuẩn đúng cách sẽ giúp trẻ mau ổn định, cân bằng hệ vi sinh, tạo tiền đề giúp giảm dấu hiệu trẻ bị đi ngoài ra nước một cách hiệu quả, đồng thời hỗ trợ giúp bé tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Trẻ bị đi phân nước không đau bụng là bị bệnh gì?

Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc

Tình trạng trẻ bị đi phân nước không đau bụng không hiếm gặp, tuy nhiên bố mẹ cần sớm tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết, tránh để trẻ bị tiêu chảy kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Chúc bé mau khỏi bệnh và phục hồi nhanh chóng sau tiêu chảy, phòng tránh bệnh tái phát.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ