Top 5 dấu hiệu cho thấy bé có đường tiêu hóa yếu, mẹ cần lưu ý!

Đường tiêu hóa yếu sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình sức khỏe chung của trẻ. Bố mẹ cần theo dõi và nhận biết các dấu hiệu hệ tiêu hóa kém của trẻ để từ đó thực hiện chế độ chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp nhằm giải quyết nhanh tình trạng này.

Chú ý 5 dấu hiệu cho thấy bé có đường tiêu hóa yếu

Trẻ có đường tiêu hóa yếu mặc dù tác động tới quá trình hấp thu dinh dưỡng nhưng nếu khắc phục kịp thời sẽ không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong nhiều trường hợp, trẻ tiêu hóa kém có thể là dấu hiệu cho thấy con đang mắc phải một bệnh lý nào đó.

Top 5 dấu hiệu cho thấy bé có đường tiêu hóa yếu, mẹ cần lưu ý!

Trẻ đau bụng, đi ngoài phân sống với nhiều nước chứng tỏ hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề

Dấu hiệu cho thấy trẻ có đường tiêu hóa yếu biểu hiện như sau:

  • Trẻ đi ngoài phân lỏng, ra nước, trẻ đi ngoài phân sống, trong phân có lổn nhổn các hạt thức ăn chưa được tiêu hóa hoàn toàn, phân có mùi tanh. Quan sát sau khi trẻ đi nặng thấy váng nổi trên mặt nước, đây là mỡ không được hấp thu trong phân mà bị đào thải ra bên ngoài.
  • Trẻ biếng ăn, chậm lớn, thiếu hụt dinh dưỡng dẫn tới chiều cao kém phát triển.
  • Trẻ bị đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, sôi bụng, có khi ợ nóng, ợ chua.
  • Trẻ không thèm ăn nên khẩu vị cũng bị ảnh hưởng, lượng thức ăn sụt giảm hơn bình thường rất nhiều.
  • Trẻ có thể mắc một số bệnh do thiếu hụt dinh dưỡng và các vi chất quan trọng, ví dụ thiếu máu thiếu sắt làm cho niêm mạc nhợt nhạt, đau cơ chuột rút vì thiếu canxi..

Các biện pháp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa cho trẻ hiệu quả

Để giúp trẻ phục hồi sức khỏe và tăng cường tiêu hóa cho con, bố mẹ hãy áp dụng các phương pháp dưới đây:

Lựa chọn thời điểm cho trẻ ăn dặm phù hợp

Cho trẻ ăn dặm quá sớm rất không tốt đối với dạ dày của con, bởi lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, chưa phát triển hoàn thiện như người lớn nên không thể hấp thu ngay các chất như lipid hay protein. Nhiều trẻ ăn dặm từ sớm khiến hệ tiêu hóa nhạy cảm, hay gặp các vấn đề đường ruột như khó tiêu, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa.. Tốt nhất bố mẹ nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm khi con được ít nhất 6 tháng tuổi, cho trẻ ăn với lượng ít lên nhiều, thức ăn tăng dần độ thô song song với bú mẹ.

Top 5 dấu hiệu cho thấy bé có đường tiêu hóa yếu, mẹ cần lưu ý!

Chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi con được ít nhất 6 tháng tuổi

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tìm nguồn thực phẩm sạch

Để tránh cho con gặp phải các bệnh lý đường ruột, nhiễm khuẩn từ bên ngoài thì mẹ nên lựa chọn các loại thực phẩm sạch, chế biến món ăn hợp vệ sinh. Hãy đảm bảo thực hiện nguyên tắc ăn chín – uống sôi, đồng thời giữ gìn vệ sinh thân thể, rửa tay cho trẻ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

Phòng tránh các bệnh lý hệ tiêu hóa bằng cách cân bằng dinh dưỡng cho con, cho trẻ ăn đủ các nhóm chất cần thiết bao gồm tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Tăng cường cho con ăn nhiều rau xanh để bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày.

Sử dụng men vi sinh tăng cường vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa

Top 5 dấu hiệu cho thấy bé có đường tiêu hóa yếu, mẹ cần lưu ý!

Tăng cường men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và đề kháng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bổ sung probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là cách đơn giản mà hiệu quả nhằm giúp con có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Bằng cách nạp một lượng lớn lợi khuẩn đường ruột với men vi sinh, hệ khuẩn ruột sẽ nhanh chóng lấy lại sự cân bằng vốn có với 85% lợi khuẩn – 15% hại khuẩn, khắc phục nhanh các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn phổ biến như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu..

Nhờ đó tạo tiền đề giúp kích thích con ăn nhiều hơn, ăn ngon miệng hơn và giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn, hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng dễ dàng với trẻ có đường tiêu hóa yếu. Đều đặn cho con dùng men vi sinh mỗi ngày cũng sẽ giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể, từ đó phòng tránh tái phát các bệnh lý đường ruột ở lứa tuổi này.

Trẻ có đường tiêu hóa yếu nên được chăm sóc kỹ lưỡng với chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn ngủ, vận động điều độ. Bố mẹ nên chú ý nhiều hơn tới thói quen chăm sóc trẻ để tạo điều kiện cho con phát triển một cách tối ưu.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ