Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ về đêm

Nôn trớ nhiều về đêm là tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khiến nhiều ba mẹ lo lắng. Cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ về đêm và cách xử lý đúng giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng này trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ về đêm

Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ về đêm

Tìm hiểu nguyên nhân chính khiến trẻ nôn trớ về đêm

Theo phân tích của các chuyên gia, nguyên nhân chính của tình trạng trẻ nôn trớ về đêm thường xuất phát từ các thay đổi sinh lý hoặc là do bệnh lý. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân do sinh lý

  • Đối với những trẻ dưới 1 tuổi thì hệ tiêu hóa thông với cuống họng vẫn là một đường thẳng. Vì thế nên khi bé ăn no mà không tiêu hóa kịp sẽ gây hiện tượng đẩy ngược chất có trong dạ dày lên miệng.
  • Trẻ bị nôn trớ nhiều khi đêm về cũng chủ yếu xảy ra khi trẻ chưa tiêu hóa được thức ăn hoàn toàn (do mẹ cho bé bú, ăn uống ngay trước đó)
  • Tình trạng này cũng xảy ra khi phụ huynh bế hoặc rung lắc bé quá mạnh làm dạ dày trẻ co thắt.
  • Ngoài ra thì cũng do trẻ vặn mình, rướn người, thường thay đổi tư thế khi ngủ….

Nguyên nhân do bệnh lý

  • Trẻ nôn trớ khi ngủ đôi khi là triệu chứng của các bệnh lý của hệ tiêu hóa như là viêm ruột, rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày…
  • Trẻ càng nhỏ thì càng có sức đề kháng yếu ớt, dễ nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài môi trường. Vì thế một số bệnh lý hiếm gặp có biểu hiện nôn và nôn trớ như viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết… có nhiều mối nguy hiểm đe dọa sức khỏe trẻ. Ba mẹ hết sức lưu ý nhé!

Với những bé bị nôn trớ về đêm kéo dài do bệnh lý, kèm theo các biểu hiện khác thường như đi ngoài, sốt cao,… tốt nhất ba mẹ nên sớm đưa bé tới các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Cách phòng ngừa trẻ nôn trớ về đêm đơn giản hiệu quả 

Cách phòng ngừa trẻ nôn trớ về đêm hiệu quả ba mẹ cần bỏ túi ngay

Dưới đây là một số cách phòng ngừa trẻ nôn trớ về đêm hiệu quả ba mẹ cần lưu ý để áp dụng cho con mình. Cụ thể như sau:

  • Mẹ không nên cho bé ăn quá no, ăn ngay trước khi ngủ để thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn khi bé ngủ, giảm nguy cơ bị nôn trớ trong lúc ngủ. Thức ăn của bé cũng phải phù hợp với từng độ tuổi, giai đoạn theo khuyến cáo để bé tiêu hóa dễ dàng hơn. Ngoài ra, trẻ dưới 6 tháng tuổi nên được bú mẹ hoàn toàn để được bổ sung kháng thể và lợi khuẩn, giảm nguy cơ nôn trớ hiệu quả.
  • Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò hay bất dung nạp đường lactose nhưng mẹ không có sữa cho bú thì bé cần được sử dụng loại sữa công thức phù hợp để không bị nôn trớ. Mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi chọn sữa công thức cho bé.
  • Ngoài ra, với trẻ tiêu hóa kém, các ba mẹ có thể kết hợp cho con uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn cho trẻ nôn trớ. Việc bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng đề kháng tối ưu cho bé yêu của mẹ.

Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ về đêm

Cho bé uống men vi sinh để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng đề kháng

Việc bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp đảm bảo hệ vi sinh đường ruột của bé luôn ở trạng thái cân bằng, khỏe mạnh, thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Khi hệ tiêu hóa hoàn thiện, tình trạng nôn trớ về đêm của các bé sẽ được giảm thiểu. Cùng với đó, tình trạng dị ứng thực phẩm, trào ngược dạ dày cũng được hạn chế, nhờ đó trẻ cũng sẽ ít khi bị nôn trớ hơn.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ