Tiêu chảy kéo dài ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh cần nguồn dinh dưỡng phù hợp để phát triển và hoàn thiện các hệ cơ quan. Do đó bất kì tình trạng rối loạn tiêu hóa nào cũng có thể ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của con. Một trong các tình trạng thường gặp là tiêu chảy. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những điều mẹ cần biết về tiêu chảy kéo dài ở trẻ sơ sinh.

Nhận biết tiêu chảy ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Biểu hiện của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng tóe nước nhiều hơn 3 lần một ngày. Tuy nhiên ở trẻ sơ sinh, số lần đi ngoài nhiều hơn vẫn có thể là tình trạng bình thường. Do vậy mẹ cần chú ý đến tính chất phân của trẻ nhiều hơn. Phân mùi tanh, tóe nước, có nhầy máu là dấu hiệu mẹ cần đặc biệt lưu ý.

Bên cạnh đó trẻ có thể bị mệt do tiêu chảy nhiều lần dẫn đến mất nước. Do đó trẻ có thể giảm hoạt động, biếng ăn.Sơ sinh bị tiêu chảy nhiều cũng khiến trẻ bị rát hậu môn dẫn đến khó chịu và quấy khóc nhiều

Tại sao trẻ sơ sinh bị tiêu chảy?

Tiêu chảy kéo dài ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

Tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do hệ vi sinh của trẻ sơ sinh còn đang trong quá trình ổn định nên dễ mất cân bằng khi các vi khuẩn có hại xâm nhập. Từ đó gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa cho trẻ nhỏ. Một số nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh tiêu chảy kéo dài phải kể đến:

  • Sữa mẹ

+ Ngày nay nhiều bà mẹ thường hút sữa và bảo quản ngăn mát hoặc ngăn đông tủ lạnh dự trữ cho em bé sử dụng lâu dài khi không thể cho bú trực tiếp. Nếu cách bảo quản sữa cũng như đồ đựng không hợp vệ sinh cũng có thể là nguyên nhân gây tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.

+ Bất kì thức ăn nào mẹ ăn cũng có thể qua ảnh hưởng tới chất lượng sữa cho trẻ. Tuy nhiên chưa có loại thức ăn cụ thể nào gây ra tình trạng tiêu chảy cho trẻ. Vì vậy mẹ không cần quá lo lắng hay kiêng khem quá mức. Điều quan trọng là do mỗi trẻ có cơ địa khác nhau, nên nếu hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn và mẹ nghĩ nhiều đến nguyên nhân do thực phẩm mẹ ăn, mẹ có thể tạm dừng một thời gian.

  • Sữa công thức

+ Táo bón hoặc tiêu chảy do sữa công thức không phải là nguyên nhân hiếm gặp. Do hệ tiêu hóa còn non nớt, trong khi thành phần của sữa có thể chứa protein nặng khiến trẻ khó tiêu.

+ Pha sữa vào bình và không cho trẻ uống ngay có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy. Bình sữa kín cộng với việc thời tiết nóng đặc biệt mùa hè là môi trường thuận lợi phát triển vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó bình sữa và núm ti không được vệ sinh kĩ cũng dễ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn cho trẻ.

  • Thuốc kháng sinh

Kháng sinh là thuốc thường được sử dụng khi trẻ gặp vấn đề nhiễm khuẩn. Đặc biệt trẻ em, hay gặp nhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp và tai mũi họng. Tuy nhiên khi sử dụng kháng sinh, các lợi khuẩn đường ruột cũng bị tiêu diệt. Điều này gây mất cân bằng vi sinh khiến trẻ dễ bị tiêu chảy. Ước tính có khoảng 20% trẻ sử dụng kháng sinh bị tiêu chảy.

  • Tiêu chảy kéo dài ở trẻ sơ sinh có thể do bệnh lý

Các bệnh lý gây tiêu chảy kéo dài ở trẻ sơ sinh là hiếm gặp. Tuy nhiên trẻ có thể cần được can thiệp phẫu thuật hoặc điều trị tích cực khi gặp tình trạng này. Một số bệnh lý gây tiêu chảy kéo dài ở trẻ sơ sinh đó là:

+ Suy tuyến tụy ngoại tiết do bệnh xơ nang, hội chứng Shwachman-Diamond.

+ Rối loạn điều hòa miễn dịch, viêm ruột tự miễn.

+ Viêm ruột hoại tử ở trẻ sinh non.

+ Rối loạn di truyền và thiếu hụt enzyme tiêu hóa gây tiêu chảy bẩm sinh.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy kéo dài có thực sự nguy hiểm không?

Tiêu chảy kéo dài ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

Khác với người lớn cần năng lượng để hoạt động mỗi ngày, trẻ em cần dinh dưỡng còn để phát triển và hoàn thiện các cơ quan. Do vậy, Sơ sinh bị tiêu chảy lâu dài dễ thiếu hụt dinh dưỡng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần của trẻ.

Bên cạnh đó, tiêu chảy gây mất nước và điện giải là vấn đề mẹ cần lưu ý. Do mất nước và điện giải có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như sốc giảm thể tích, rối loạn tuần hoàn, thậm chí tử vong.

Mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay khi nào?

Khi trẻ sơ sinh tiêu chảy lâu ngày kèm theo một số biểu hiện sau, tốt nhất mẹ nên sớm đưa bé tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời:

  • Trẻ có dấu hiệu mất nước vừa và nặng như: môi khô, mắt trũng, tiểu ít, khóc không ra nước mắt, ngủ li bì….
  • Trẻ tiêu chảy kèm sốt cao, quấy khóc nhiều
  • Phân trẻ có nhầy máu
  • Tiêu chảy bắt đầu vài ngày sau sinh, kéo dài

Mách mẹ cách giúp trẻ sơ sinh hạn chế tiêu chảy kéo dài

  • Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong giai đoạn sơ sinh và 6 tháng đầu:  Sữa mẹ cung cấp dinh dưỡng, kháng thể và cả lợi khuẩn cho trẻ. Điều này giúp hệ tiêu hóa của trẻ ổn định, đồng thời tăng cường đề kháng chống lại tác nhân gây hại
  • Vệ sinh bình sữa, đồ chơi và tay trẻ thường xuyên
  • Chọn loại sữa phù hợp với thể trạng của trẻ. Quan sát và thay đổi nếu nguyên nhân trẻ rối loạn tiêu hóa là do thành phần trong sữa
  • Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ
  • Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa và ngăn ngừa, cải thiện nhanh chóng tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.

  Men vi sinh chuyên biệt hỗ trợ cải thiện nhiều vấn đề tiêu hóa ở cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ Anh Quốc

Bổ sung men vi sinh mang lại nhiều lợi ích cho trẻ đặc biệt trẻ sinh non, trẻ dùng kháng sinh, trẻ uống sữa công thức. Tùy vào chủng lợi khuẩn có trong men vi sinh mà công dụng đem lại là khác nhau. Trong đó phải kể đến một số những lợi ích nổi bật đó là:

  • Giúp giảm 1 nửa tình trạng tiêu chảy liên quan đến kháng sinh.
  • Giảm gần 1 nửa nguy cơ viêm ruột hoại tử ở trẻ sinh non. Đồng thời tình trạng nặng và thời gian điều trị cũng được cải thiện khi bổ sung men vi sinh.
  • Dự phòng và hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy du lịch, tiêu chảy do rota virus…Trẻ sơ sinh tiêu chảy uống men vi sinh giúp rút ngắn thời gian và mức độ nặng.
  • Cải thiện tình trạng khóc nhiều do đau bụng ở trẻ nhũ nhi.

Bài viết hy vọng bổ sung thông tin hữu ích vào cẩm nang chăm bé của mẹ. Chúc bé của mẹ có một hệ tiêu hóa ổn định và khỏe mạnh!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ