Tiêu chảy cấp tính ở trẻ em: Nguyên nhân và cách xử lý

Tiêu chảy cấp tính ở trẻ em là căn bệnh phổ biến, đây cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến cho trẻ bị suy dinh dưỡng khi khả năng hấp thu các dưỡng chất của cơ thể bị suy giảm. Bài viết sau sẽ giúp bố mẹ tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này của trẻ hiệu quả.

Nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy cấp tính ở trẻ em

Tiêu chảy cấp tính ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng đa phần là do siêu vi. Một số nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị tiêu chảy gồm có:

Trẻ tiêu chảy do nhiễm trùng đường ruột

  • Virus: Tác nhân gây tiêu chảy cấp phổ biến và nguy hiểm nhất ở trẻ là Rotavirus. Ngoài ra còn có Astroviruses, Adenoviruses, Norwalk Virus, Noroviruses, Caliciviruses..
  • Vi khuẩn gây nhiễm trùng: Bacillus, Campylobacter jejuni, lỵ trực khuẩn, thương hàn, E.Coli, Clostridium botulinum, Listeria monocytogenes, Salmonella spp, Shigella spp..
  • Ký sinh trùng: Cryptosporidium, Giardia lamblia, Entamoeba histolytica, Toxoplasma gondii..

Tiêu chảy cấp tính ở trẻ em: Nguyên nhân và cách xử lý

Tác nhân gây tiêu chảy cấp phổ biến nhất là do Rotavirus gây ra

Trẻ tiêu chảy cấp do nhiễm trùng ngoài ruột

Một số bệnh nhiễm trùng có thể làm cho bé bị tiêu chảy như viêm tai giữa, viêm não, viêm màng não, nhiễm trùng đường hô hấp, tiết niệu, nhiễm trùng huyết..

Nguyên nhân gây tiêu chảy khác

Ngoài những nguyên nhân bệnh lý như trên, bé bị tiêu chảy cấp còn có thể do bị dị ứng thức ăn, khi gặp tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, rối loạn tiêu hóa, suy giảm miễn dịch, thiếu vitamin hay bị các bệnh ngoại khoa khác..

Cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy cấp bố mẹ cần biết

Trẻ bị tiêu chảy cấp cần được đưa đi khám bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, khi có sự đồng ý của bác sĩ, bố mẹ có thể thực hiện cách chăm sóc trẻ tại nhà như sau đây:

  • Bổ sung cho trẻ dung dịch bù nước và điện giải Oresol theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời cho trẻ dùng thêm nước trái cây để cung cấp vitamin và bù nước cho cơ thể. Một ngày trung bình trẻ cần uống từ 8-12 cốc nước để bù lại lượng nước và điện giải thiếu hụt.

Tiêu chảy cấp tính ở trẻ em: Nguyên nhân và cách xử lý

Bù nước cho trẻ thường xuyên khi bé bị tiêu chảy cấp

  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học khi bé bị tiêu chảy. Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày để giúp trẻ tiêu hóa hiệu quả hơn. Đa số trẻ tiêu chảy cấp không bị dị ứng với sữa bò, có thể tiêu hóa những sản phẩm từ sữa bò nguyên chất nên bố mẹ không cần pha loãng sữa. Ưu tiên sử dụng các thực phẩm chứa carbohydrate phức hợp như gạo, khoai tây, lúa mì.. bổ sung thịt nạc, trái cây, rau xanh.
  • Tránh cho trẻ dùng các thực phẩm có chứa chất béo khó hấp thu, thức uống thể thao chứa nồng độ glucose, điện giải không thích hợp.
  • Giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh tay cho trẻ sạch sẽ với xà phòng và nước sạch. Người chăm sóc bé cũng cần vệ sinh tay trước khi chế biến thức ăn, lựa chọn nguồn thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Với những bé có biểu hiện tiêu hoá kém, mẹ có thể kết hợp bổ sung men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhằm cung cấp lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa của bé, giúp ổn định hệ sinh thái đường ruột. Điều này giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hoá, bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi bị vi khuẩn, ký sinh trùng tấn công. Nhờ đó tạo tiền đề giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ ăn ngon miệng hơn, ăn nhiều hơn, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và thuyên giảm các dấu hiệu của bệnh.

Tiêu chảy cấp tính ở trẻ em: Nguyên nhân và cách xử lý

Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc

Tình trạng tiêu chảy cấp tính ở trẻ em không hiếm gặp, tuy nhiên bố mẹ có thể áp dụng các cách như trên để chăm sóc trẻ hiệu quả, giúp bé phục hồi sức khỏe tốt. Hãy chú ý giữ gìn vệ sinh cho trẻ sạch sẽ cũng như cho con sử dụng vắc-xin ngừa bệnh theo lịch khám định kỳ để phòng tránh tốt tiêu chảy và các bệnh tiêu hóa khác bé có thể gặp ở độ tuổi này.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ