Sự khác biệt giữa tiêu chảy thông thường và tiêu chảy cấp tính ở trẻ em

Tiêu chảy là một trong những bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em, tuy nhiên nhiều phụ huynh chưa hiểu rõ về các mức độ tiêu chảy thế nào. Bài viết sau sẽ giúp bố mẹ tìm hiểu về tiêu chảy thông thường và tiêu chảy cấp tính ở trẻ em để có biện pháp khắc phục hiệu quả.

Sự khác biệt giữa tiêu chảy thông thường và tiêu chảy cấp tính ở trẻ em

Tiêu chảy thông thường và tiêu chảy cấp tính ở trẻ em là hiện tượng phổ biến. Bệnh tiêu chảy thông thường chỉ tình trạng đi ngoài phân lỏng 3 lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày. Tùy thuộc vào mức độ của bệnh và thời gian diễn ra mà trẻ nhỏ bị tiêu chảy có thể phân chia thành tiêu chảy cấp tính hoặc tiêu chảy mãn tính.

Sự khác biệt giữa tiêu chảy thông thường và tiêu chảy cấp tính ở trẻ em

Trẻ nhỏ có thể bị tiêu chảy cấp tính hoặc tiêu chảy mãn tính

Tiêu chảy cấp thường kéo dài dưới 2 tuần với các nguyên nhân:

  • Nhiễm khuẩn đường ruột do virus.
  • Sử dụng kháng sinh.
  • Dị ứng thức ăn.
  • Ngộ độc thực phẩm.

Tiêu chảy mãn tính thường kéo dài trên 2 tuần với nguyên nhân:

  • Các yếu tố dinh dưỡng.
  • Nhiễm trùng.
  • Bệnh Celiac.
  • Bệnh viêm đại tràng.
  • Bất thường về giải phẫu ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

Cách điều trị bệnh tiêu chảy cho trẻ hiệu quả

Hầu hết các trường hợp tiêu chảy ở trẻ nhỏ đều ở mức độ nhẹ và có thể tự khỏi trong khoảng thời gian ngắn mà không cần điều trị với thuốc. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài với mức độ nặng hơn hoặc xuất hiện nhiều triệu chứng bất thường thì bố mẹ cần cho con đi khám để được kiểm tra và điều trị sớm.

Khi thực hiện chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà, bố mẹ cần lưu ý:

  • Bù nước và điện giải cho trẻ thường xuyên: Tiêu chảy rất dễ làm cho cơ thể bé bị mất nước, do đó việc bổ sung nước là rất quan trọng. Hãy sử dụng dung dịch Oresol pha theo hướng dẫn và cho trẻ dùng trong cả ngày để bù nước và điện giải hiệu quả.

Sự khác biệt giữa tiêu chảy thông thường và tiêu chảy cấp tính ở trẻ em

Cho trẻ dùng dung dịch bù nước và điện giải Oresol khi bé tiêu chảy

  • Hình thành cho trẻ chế độ ăn uống khoa học: Chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn tới tình trạng tiêu chảy của trẻ. Trẻ bị tiêu chảy nên được bổ sung thực phẩm dạng lỏng, nhẹ, dễ tiêu hóa như cháo, súp.. Thức ăn này sẽ giúp cơ thể được bù nước và tiêu hóa tốt hơn, giúp tạo khuôn phân như bình thường. Để giảm thiểu triệu chứng của bệnh, cần tránh cho con ăn các món ăn chưa nấu chín, các món nhiều đường, nước có gas..
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Để trẻ được nghỉ ngơi nhiều hơn và hạn chế các hoạt động tiêu hao năng lượng, ví dụ tập luyện thể dục thể thao sẽ làm cơ thể bị mất nhiều nước hơn khi bé đang bị tiêu chảy.
  • Giữ vệ sinh cá nhân và ăn uống cẩn thận: Thực hiện nguyên tắc ăn chín uống sôi, sử dụng thức ăn đảm bảo vệ sinh. Bố mẹ cần vệ sinh kỹ dụng cụ nấu ăn và che đậy kỹ thức ăn sau khi nấu để tránh ruồi nhặng bu vào. Dạy trẻ cách vệ sinh tay kỹ càng trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh.
  • Sử dụng men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hoá: Với những bé có biểu hiện tiêu hoá kém, ba mẹ nên kết hợp cho trẻ dùng men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để bổ sung hàm lượng dồi dào lợi khuẩn đường ruột. Các lợi khuẩn khi được bổ sung giúp tái thiết lập sự cân bằng của hệ vi sinh. Men vi sinh là sản phẩm bổ sung lợi khuẩn rất tốt, đặc biệt giúp giảm các dấu hiệu tiêu chảy do nhiễm khuẩn, bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể. Nhờ đó, trẻ sẽ mau chóng phục hồi sức khỏe khi tiêu chảy và ăn uống tốt hơn.

Sự khác biệt giữa tiêu chảy thông thường và tiêu chảy cấp tính ở trẻ em

Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc

Đọc xong bài viết trên, chắc hẳn bố mẹ đã hiểu rõ hơn về tiêu chảy thông thường và tiêu chảy cấp tính ở trẻ em như thế nào cũng như phải làm sao để chăm sóc trẻ mau khỏi rồi. Chúc bé có sức khỏe tốt và phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý đường ruột, trong đó có tiêu chảy trong mùa hè này.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ