Phải làm gì để phòng ngừa nôn trớ cho trẻ hiệu quả?

Nôn trớ là hiện tượng khá phổ biến với đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường do hệ tiêu hóa của con còn non nớt và yếu ớt, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ. Nôn trớ ở trẻ đa phần là lành tính, tuy nhiên đôi khi nôn trớ lại biểu hiện các bệnh lý hệ tiêu hóa. Bài viết sau sẽ giúp mẹ tìm hiểu cách phòng ngừa nôn trớ cho trẻ hiệu quả.

Dấu hiệu nôn trớ xảy ra ở trẻ mẹ nên biết

Nôn là hiện tượng đẩy ngược các chất có trong dạ dày qua đường miệng do phản ứng của cơ thể. Trớ xảy ra khi trẻ ăn no, với sữa trào ra khỏi miệng trẻ sau khi bé rướn người hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Hiện tượng nôn trớ là biểu hiện bình thường khi trẻ bú và có thể chia thành nôn trớ sinh lý hay nôn trớ bệnh lý:

  • Nôn trớ sinh lý: Trẻ sơ sinh có dạ dày nhỏ, nằm ngang nên rất dễ bị nôn trớ sinh lý. Tình trạng này có thể cải thiện sau 7-8 tháng tuổi.
  • Nôn trớ bệnh lý: Trẻ bị nôn trớ bệnh lý có thể do trẻ bị bệnh đường tiêu hóa, nếu kèm theo các biểu hiện bất thường như sốt, co giật, phát ban, đau bụng dữ dội, chướng bụng.. thì bố mẹ cần đưa con đi khám ngay vì có thể trẻ đang ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng dạ dày, hẹp môn vị, lồng ruột..

Phải làm gì để phòng ngừa nôn trớ cho trẻ hiệu quả?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị nôn trớ hay các bệnh lý đường ruột

Khi nào trẻ bị nôn trớ cần nhập viện?

Một số trường hợp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nôn trớ có thể là dấu hiệu bệnh lý, vì vậy, mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay nếu thấy có những vấn đề sau:

  • Bé bị nôn trớ nhiều, nôn liên tục trong 2 cữ sữa hoặc trẻ bị nôn trên 3 lần/ngày.
  • Bé không tăng cân, bị sụt cân hay trẻ quấy khóc nhiều vì bị khó chịu, chướng bụng, bỏ bú…
  • Bé bị mất nước, môi và miệng bị khô, mắt trũng..
  • Biểu hiện khác như nôn ra dịch xanh lá cây, vàng, đỏ, nâu hoặc trẻ nôn ra chất như bã cà phê.
  • Bé nôn kèm tiêu chảy, phân có máu, khó thở, sốt..

Phải làm gì để phòng ngừa nôn trớ cho trẻ hiệu quả?

Nôn trớ kèm theo các dấu hiệu bất thường có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

Phải làm gì để phòng ngừa nôn trớ cho trẻ hiệu quả?

Nhiều phụ huynh băn khoăn phải làm sao để phòng ngừa nôn trớ cho trẻ hiệu quả? Mẹ hãy áp dụng ngay các biện pháp giúp phòng tránh nôn trớ cho bé sau đây:

  • Không ép trẻ ăn quá no, chỉ cho con ăn đủ cữ sữa theo nhu cầu của bé.
  • Sau khi con ăn no cần bế đứng trẻ và thực hiện vỗ ợ hơi, không bế xốc hoặc vui đùa khi trẻ vừa ăn xong.
  • Giữ các bữa ăn không quá gần nhau, nên cách từ 3-4 tiếng.
  • Thực hiện massage nhẹ nhàng quanh rốn trẻ để giảm co bóp dạ dày, hạn chế nôn trớ. Massage theo khung đại tràng để tăng nhu động ruột, thúc đẩy bài tiết phân đều đặn mỗi ngày cũng như giảm bớt khí dư thừa trong cơ thể bé.
  • Cho trẻ bú đúng cách, để bé ngậm bắt vú đúng để tránh tình trạng trẻ nuốt nhiều hơi dư thừa gây nôn.
  • Với trẻ bú bình cần nghiêng bình sữa sao cho sữa lấp đầy núm vú, khi bú trẻ chỉ nuốt sữa, không nuốt khí thừa vào bụng.

Ngoài ra, để hạn chế tình trạng nôn trớ ở trẻ hiệu quả, việc chủ động chăm sóc sức khỏe tiêu hóa và đề kháng cho bé là điều cần thiết các mẹ cần lưu tâm. Bởi chỉ khi tiêu hóa bé ổn định, miễn dịch vững vàng, con mới hạn chế được tối đa các vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe, trong đó có nôn trớ. Hiện nay, kết hợp cho bé dùng sớm men vi sinh bổ sung probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là giải pháp hữu hiệu được nhiều ba mẹ tin chọn.

Phải làm gì để phòng ngừa nôn trớ cho trẻ hiệu quả?

Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, hỗ trợ tăng sức đề kháng tự nhiên cho trẻ với men vi sinh

Việc bổ sung hàm lượng lợi khuẩn dồi dào từ men vi sinh cho bé giúp nhanh chóng đưa hệ vi sinh về trạng thái cân bằng. Điều này giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé, đặc biệt là ở trẻ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn với các biểu hiện như nôn trớ, chướng bụng, đầy hơi,... Với cách nạp thêm hàm lượng lớn lợi khuẩn đường ruột, hệ tiêu hóa của bé sẽ được bảo vệ tốt hơn, ổn định hệ khuẩn ruột cũng như tăng cường sức đề kháng tự nhiên.  

Trên đây là những cách phòng ngừa nôn trớ cho trẻ hiệu quả tại nhà bố mẹ có thể áp dụng để giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa các hiện tượng nôn trớ, đầy hơi, chướng bụng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu thấy tình trạng nôn trớ của bé không được cải thiện hay gặp các dấu hiệu bất thường thì bố mẹ cần đưa bé đi khám sớm.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ