Tiêu chảy nhiễm khuẩn là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ khi hệ tiêu hóa của con bị nhiễm vi khuẩn. Vậy mẹ có biết nguyên nhân vì sao bé bị tiêu chảy nhiễm khuẩn và cách chữa tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ thế nào hiệu quả không?
Nguyên nhân tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ nhỏ do đâu?
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn rất non nớt, do đó bé có thể bị tiêu chảy nhiễm khuẩn bởi các nguyên nhân như:
Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện:Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh những tháng đầu đời hoàn toàn phụ thuộc vào việc bú mẹ. Trẻ từ 6 tháng tới 3 tuổi cai bú khiến lượng kháng thể truyền từ mẹ sang con bị giảm đi, khiến cho trẻ dễ tiếp xúc với nguồn gây bệnh tiêu chảy. Bên cạnh đó, các đợt bệnh truyền nhiễm như cúm, sởi, thủy đậu.. cũng làm suy giảm miễn dịch tạm thời và làm trẻ mắc bệnh. Ngoài ra, một số trẻ suy dinh dưỡng, thiếu chất cũng sẽ thiếu các dinh dưỡng cần thiết để hoàn thiện hệ miễn dịch, các bé này có tỷ lệ bị tiêu chảy cao hơn.
Tiêu chảy nhiễm khuẩn do vệ sinh thực phẩm:Trẻ có thể bị nhiễm khuẩn nếu mẹ không vệ sinh kỹ đầu ti, máy hút sữa, đầu núm vú, bình sữa. Khi bé bước vào độ tuổi ăn dặm, nếu bố mẹ không lựa chọn thực phẩm, chế biến sạch sẽ thì nguy cơ cao bé cũng bị nhiễm khuẩn, gây ngộ độc, tiêu chảy.
Tiêu chảy nhiễm khuẩn do môi trường: Trẻ nhỏ thường có thói quen mút tay, gặm cắn đồ chơi, từ đó làm tăng cao nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn và gây tiêu chảy. Hoặc một số trường hợp bố mẹ xử lý chất thải của bé không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến con bị nhiễm khuẩn.
Trẻ có thể bị tiêu chảy nhiễm khuẩn do nhiều nguyên nhân từ môi trường hay thực phẩm không vệ sinh
Nguyên tắc điều trị và cách chữa tiêu chảy nhiễm khuẩn cho trẻ
Sau khi đã biết vì sao trẻ nhỏ bị tiêu chảy, bố mẹ có thể tìm hiểu cách chữa tiêu chảy nhiễm khuẩn và các nguyên tắc điều trị sau đây:
Theo dõi tình trạng mất nước và bổ sung điện giải:Trẻ đi ngoài phân lỏng là nguyên nhân gây mất nước và chất điện giải. Tùy từng trường hợp mà mức độ mất nước của bé sẽ khác nhau, vì vậy mẹ cần đánh giá tình trạng mất nước của con để có biện pháp bù nước và điện giải đúng cách. Nếu ở mức độ nặng thì buộc phải truyền dịch cho trẻ kịp thời.
Điều trị kháng sinh tùy nguyên nhân:Việc sử dụng kháng sinh cần tùy vào chỉ định của bác sĩ khi có phác đồ điều trị phù hợp. Chỉ dùng kháng sinh điều trị tiêu chảy khi có nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn.
Kết hợp điều trị triệu chứng: Nhiều trường hợp triệu chứng của bé bị tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn như đau bụng, nôn, sốt, tổn thương niêm mạc ruột.. thì việc kết hợp điều trị triệu chứng là cần thiết, ví dụ như dùng thuốc hạ sốt, thuốc giảm co thắt để giảm đau bụng..
Tùy vào tình trạng của trẻ mà bác sĩ sẽ có phác đồ sử dụng thuốc phù hợp
Phòng bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ thế nào?
Các triệu chứng, biến chứng trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn vô cùng nghiêm trọng, vì vậy bố mẹ cần chú ý các biện pháp phòng ngừa đề đảm bảo sức khỏe cho con:
Thực hiện nguyên tắc ăn chín uống sôi, lựa chọn thực phẩm vệ sinh, an toàn cho sức khỏe của bé.
Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch trước khi chuẩn bị chế biến đồ ăn cho con và khi cho bé ăn, rửa tay sau khi đi vệ sinh xong.
Đảm bảo vệ sinh thường xuyên đồ dùng, vật dụng ăn uống ở trẻ, đồ chơi của con.
Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời để trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, ít mắc bệnh tiêu chảy.
Tăng cường dinh dưỡng, sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho bé.
Tiêm phòng vắc xin theo lịch tiêm chủng mở rộng để tránh tăng nặng tình trạng của con.
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ sẽ phá hủy tế bào hoặc bám dính trên niêm mạc ruột, gây hại tới niêm mạc hệ tiêu hóa. Cho trẻ dùng thêm men vi sinh bổ sung lợi khuẩn để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng khả năng phục hồi niêm mạc ruột, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé.
Tăng cường men vi sinh để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng của bé
Trên đây là nguyên nhân và những cách chữa tiêu chảy nhiễm khuẩn cho trẻ hiệu quả, bố mẹ hãy luôn theo sát tình trạng của con và đưa bé đi viện sớm để được điều trị kịp thời, không khiến cho bệnh trở nặng hơn với các biến chứng nguy hiểm.