Nguyên nhân khiến trẻ ăn vào là nôn? Phải làm gì để cải thiện?

Trẻ ăn vào là nôn khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Hiện tượng nôn trớ này bắt nguồn từ nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau. Do đó, để khắc phục tình trạng này và đảm bảo an toàn cho con, cha mẹ cần trang bị cho mình đủ những kiến thức để có thể kịp thời xử lý. Dưới đây là nguyên nhân khiến trẻ ăn vào là nôn và cách cải thiện hiệu quả.

Nguyên nhân khiến trẻ ăn vào là nôn?

  • Cho bé ăn quá nhiều 

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ là do bị ép ăn nhiều. Theo các chuyên gia, rất nhiều mẹ bỉm lo con đói mà ép bé ăn rất nhiều. Điều này khiến các bé vừa nhìn thức ăn đã sợ, sinh ra nôn trớ.

Nguyên nhân khiến trẻ ăn vào là nôn? Phải làm gì để cải thiện?

Ba mẹ ép bé ăn quá nhiều là nguyên nhân khiến trẻ ăn vào là nôn

  • Bé bị ép ngủ sau ăn no

Nhiều mẹ thường bắt con đi ngủ sau ăn. Việc này rất dễ khiến trẻ ăn vào bị nôn. Nguyên nhân là do khi vừa ăn xong đã vội đi ngủ sẽ khiến lượng dịch tiêu hóa tiết ra không đủ để xử lý thức ăn nạp. Vì vậy trẻ sẽ cảm thấy buồn nôn, khó chịu trong người.

  • Dị ứng thức ăn

Trẻ bị nôn trớ có thể là do dị ứng thức ăn khiến hệ miễn dịch phản ứng với thành phần có trong thực phẩm. Theo chuyên gia, khi bị dị ứng, bé sẽ có các biểu hiện như sau:

  • Nôn và buồn nôn
  • Nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy  và mọc nốt ban khắp người
  • Con bị đau bụng, đi ngoài, ngất bất thường
  • Ngộ độc thực phẩm

Trẻ bị nôn liên tục có thể là do ngộ độc thực phẩm. Nếu triệu chứng này kéo dài khoảng hơn 12h đồng hồ thì bố mẹ cần phải đưa bé đi gặp bác sĩ để có biện pháp chăm sóc kịp thời nhé.

  • Nhiễm khuẩn cấp tính

Tình trạng trẻ bị nôn là một trong những dấu hiệu cho thấy con đang nhiễm khuẩn cấp tính như: nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm màng não, viêm phổi,…Khi cơ thể bị bệnh, hại khuẩn trong đường tiêu hóa sẽ có cơ hội phát triển. Từ đó gây ra tình trạng nôn trớ, khó tiêu, táo bón,… cho bé.

  • Do vấn đề về não và thần kinh

Tình trạng trẻ bị nôn liên tục có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về não và hệ thần kinh. Lý do là bởi ở giai đoạn này, hệ thần kinh chưa phát triển đủ dẫn tới không thể xử lý thông tin.

  • Đường tiêu hóa bị dị dạng

Sự bất thường về đường tiêu hóa là lý do khiến trẻ ăn vào là nôn. Theo các chuyên gia, với những trường hợp trẻ bị hẹp thực quản, ruột non sẽ không thể xử lý thức ăn thuận lợi dẫn tới tình trạng nôn trớ sau ăn.

Phải làm gì để cải thiện trẻ ăn vào là nôn?

Nguyên nhân khiến trẻ ăn vào là nôn? Phải làm gì để cải thiện?

Chăm sóc trẻ đúng cách là giải pháp hữu hiệu giúp giảm tình trạng nôn trớ sau ăn cho bé

Khi trẻ ăn vào là bị nôn ra, mẹ cần chuẩn bị khăn và vệ sinh sạch sẽ, thay áo quần nếu cần cần thiết. Ngoài ra, chăm sóc trẻ ăn vào là nôn đúng cách, mẹ cũng cần chú ý:

  • Mẹ không xốc trẻ lên khi trẻ đang nôn để tránh dịch đi ngược vào phổi gây hại cho sức khỏe.
  • Mẹ không nên lớn tiếng quát trẻ khi nôn nhằm khắc phục vấn đề trẻ tiếp tục nôn trớ kèm theo quấy khóc.
  • Mẹ thực hiện vuốt nhẹ ở lưng hoặc ngực theo chiều từ trên xuống kết hợp trò chuyện với trẻ để trẻ có thể quên đi cảm giác sợ hãi khi nôn trớ.
  • Cho bé nằm đúng tư thế, kê đầu và thân trên cao hơn khi ăn. Khi trẻ ăn nôn cần nhanh chóng cho trẻ nằm nghiêng về 1 phía để tránh dịch tràn vào phổi.
  • Sau khi nôn, cơ thể bé mất một lượng lớn nước nên mẹ cần bổ sung một lượng phù hợp. Tùy theo từng giai đoạn, độ tuổi mà cha mẹ có thể cho trẻ uống nước lọc đã đun sôi hoặc nước ép hoa quả để bổ sung lượng nước đã mất, cần lưu ý uống từng ngụm, từ từ hoặc sử dụng muỗng nhỏ bón cho trẻ nhé.
  • Sau 12 – 24h nếu tình trạng nôn ở trẻ đã thuyên giảm thì có thể cho trẻ ăn uống hoặc bú sữa bình thường trở lại. Tuy nhiên, nên cho bé ăn thực phẩm dễ tiêu, đầy đủ dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe với 1 lượng phù hợp nhất định.
  • Cha mẹ không nên ép trẻ ăn quá nhiều, gây triệu chứng đầy bụng, trào ngược hay tâm lý sợ hãi, áp lực khi ăn uống. Khẩu phần ăn trong ngày của bé nên được chia nhỏ thành nhiều lần, đảm bảo số lượng và dinh dưỡng cần thiết.
  • Ngoài ra, để cải thiện tình trạng của con, mẹ nên sử dụng thêm men vi sinh tăng cường lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa cho bé. Đặc biệt, mẹ nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm đặc chế dành cho trẻ nhỏ với dạng bào chế nhỏ giọt tiện lợi.

Nguyên nhân khiến trẻ ăn vào là nôn? Phải làm gì để cải thiện?

Bổ sung men vi sinh để tăng cường lợi khuẩn giúp hỗ trợ tiêu hóa cho bé

Tăng cường men vi sinh là cách nạp thêm hàm lượng lớn lợi khuẩn đường ruột, lấy lại sự cân bằng của hệ khuẩn ruột và giải quyết nhanh các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như đau bụng, nôn trớ, đầy hơi.. con đang gặp phải. Duy trì cho bé tiêu hóa kém dùng men vi sinh, bố mẹ sẽ thấy hệ tiêu hóa của con khỏe mạnh hơn nhiều.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ