Nguyên nhân khiến bé ọc sữa? Mẹ cần làm gì khi bé hay ọc sau bú

Trẻ bị ọc sữa sau bú là hiện tượng không hiếm gặp nhưng khiến rất nhiều ba mẹ lo lắng. Vậy, nguyên nhân khiến bé ọc sữa là gì và mẹ cần làm gì khi bé hay ọc sau bú?

Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị ọc sữa

Nguyên nhân khiến bé ọc sữa? Mẹ cần làm gì khi bé hay ọc sau bú

Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị ọc sữa

Bé bị ọc sữa do sinh lý

Đối với trẻ em đang trong giai đoạn từ 1 – 2 tháng tuổi, hệ thống tiêu hóa vẫn còn non yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ. Điều này dẫn đến việc trẻ có thể nuốt hơi theo vào dạ dày gây no trong khi bú. Sau đó, nếu mẹ lại đặt bé nằm ở tư thế nghiêng thì trẻ dễ bị ọc sữa.

Ngoài ra, việc mẹ cho bé bú sữa quá nhiều cũng sẽ khiến cho dạ dày không kịp tiêu hóa, lúc này sữa bị trào ra ngoài.

Bé bị ọc sữa do bệnh lý

Nếu bé bị ọc sữa, nôn trớ kèm theo các dấu hiệu dưới đây thì mẹ cần lưu ý bởi rất có thể bé bị mắc bệnh nào đó:

  • Khi trẻ có biểu hiện ọc sữa dù không bú cũng ọc, hoặc ói ra rồi bú, bú xong lại ói thì có thể trẻ bị các dị tật ở đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp tá tràng,…
  • Trẻ đột nhiên ói, đang bú bình thường bỗng nhiên khóc, ưỡn bụng, bụng có thể nổi phồng lên thì rất có thể trẻ bị một số bệnh đường tiêu hóa như tắc ruột, lồng ruột…
  • Trẻ bị ọc sữa kèm theo vặn mình, giật mình, quấy khóc suốt đêm do trẻ bị thiếu canxi.

Mẹ cần làm gì khi bé hay ọc sau bú?

Nguyên nhân khiến bé ọc sữa? Mẹ cần làm gì khi bé hay ọc sau bú

Mẹ cần làm gì khi bé hay ọc sau bú?

Nhận ra những nguyên nhân khiến bé ọc sữa, các mẹ cần có biện pháp khắc phục dứt điểm tình trạng này. Dưới đây là một số giải pháp hiệu quả giúp khắc phục trẻ bị nôn trớ, ọc sữa mà mẹ nên tham khảo: 

  • Cách chữa trớ sữa ở trẻ sơ sinh đơn giản nhất đó chính là mẹ hãy cho bé ngồi với tư thế thoải mái nhất, thẳng người, không gập bụng, miệng áp sát với bầu ngực của mẹ.
  • Khi bé còn nhỏ, mẹ nên cho bé sử dụng hoàn toàn bằng sữa mẹ thay vì sữa công nghiệp vì sữa mẹ không gây kích ứng cho bé cũng như hạn chế tối đa tình trạng bé thấy mùi sữa lạ và nôn trớ.
  • Nếu bé phản kháng đối với sữa khi bú thì mẹ không nên cho bé bú nữa. Mà thay vào đó hãy làm cho bé vui và không sợ uống sữa.
  • Sau khi cho bé bú xong, các mẹ hãy cho bé đi lại để cơ thể bé tiêu hóa dần lượng thức ăn. Sau đó nhẹ nhàng cho bé nằm xuống nhưng kê cao gối, tránh việc bé nằm theo kiểu gập bụng hay gập cổ gây ọc sữa.
  • Hãy cho bé bú sữa ở trong môi trường có nhiệt độ phù hợp tránh việc quá nóng hay quá lạnh làm cho bé hình thành đờm trong cổ.
  • Đối với những trẻ sinh non tháng thì mẹ nên massage bụng bé trước khi cho bú vừa giúp bé tiêu hóa tốt, vừa hạn chế ọc sữa.
  • Nếu bé bị ọc sữa thì các mẹ cứ bình tĩnh và lấy khăn lau sạch miệng của bé cũng như vệ sinh mũi của bé bằng muối sinh lý. Tránh việc bế thốc bé lên mà hãy để nghiêng người bé sang một bên nhé!
  • Bên cạnh đó, với những trẻ hay nôn trớ, ọc sữa do gặp phải các vấn đề về đường ruột như rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột, mẹ nên kết hợp bổ sung thêm men vi sinh dạng giọt cho trẻ sơ sinh. Việc tăng cường uống men vi sinh cho trẻ hay ọc sữa sẽ giúp bổ sung lợi khuẩn probiotic, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho trẻ tối ưu.

Nguyên nhân khiến bé ọc sữa? Mẹ cần làm gì khi bé hay ọc sau bú

Bổ sung men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 

Phương pháp này giúp hệ vi sinh đường ruột của các bé được cân bằng, duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, các lợi khuẩn cũng ức chế và kìm hãm ảnh hưởng của hại khuẩn, hỗ trợ tăng đề kháng. Từ đó ngăn không cho hại khuẩn gây bệnh, ngăn nguy cơ trẻ bị trớ, nôn, ọc sữa do tiêu chảy hoặc một số bệnh đường tiêu hóa khác…

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ